Hội đồng Bảo an thảo luận biện pháp tăng trừng phạt Triều Tiên
22:25, ngày 30-04-2016
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29-4-2016 đã nhóm họp để thảo luận về một dự thảo tuyên bố tăng cường trừng phạt Triều Tiên liên quan đến các vụ thử tên lửa đạn đạo của nước này trước đó một ngày.
Bản dự thảo yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc tới hạn chót 31-5 tới phải nộp báo cáo về các "biện pháp trừng phạt cụ thể" mà các nước đã thực thi theo nghị quyết của Liên hợp quốc.
Văn kiện trên cũng đề nghị một ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc tăng cường làm việc để đảm bảo việc thực thi nghị quyết 2270, đã được thông qua hồi đầu tháng 3 vừa qua sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa hạt nhân lần thứ 4, với các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn.
Văn kiện cũng lên án mạnh mẽ các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế tránh tiếp diễn những hành động có thể vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện quan điểm ủng hộ bản dự thảo này. Tuy nhiên, việc công bố văn kiện đã bị hoãn lại do Nga yêu cầu thêm thời gian để xem xét một số điều khoản.
Trước đó, ngày 28-4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã triệu tập cuộc họp kín, thảo luận về vụ bắn thử tên lửa đạn đạo cùng ngày của Triều Tiên, hành động được xem là thách thức mới nhất của Bình Nhưỡng đối với các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Cuộc họp khẩn được tổ chức theo đề nghị của Mỹ, sau khi Triều Tiên phóng thử không thành công tên lửa Musundan lần thứ 3 trong 2 tuần qua, và có tin Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 5./.
Văn kiện trên cũng đề nghị một ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc tăng cường làm việc để đảm bảo việc thực thi nghị quyết 2270, đã được thông qua hồi đầu tháng 3 vừa qua sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa hạt nhân lần thứ 4, với các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn.
Văn kiện cũng lên án mạnh mẽ các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế tránh tiếp diễn những hành động có thể vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện quan điểm ủng hộ bản dự thảo này. Tuy nhiên, việc công bố văn kiện đã bị hoãn lại do Nga yêu cầu thêm thời gian để xem xét một số điều khoản.
Trước đó, ngày 28-4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã triệu tập cuộc họp kín, thảo luận về vụ bắn thử tên lửa đạn đạo cùng ngày của Triều Tiên, hành động được xem là thách thức mới nhất của Bình Nhưỡng đối với các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Cuộc họp khẩn được tổ chức theo đề nghị của Mỹ, sau khi Triều Tiên phóng thử không thành công tên lửa Musundan lần thứ 3 trong 2 tuần qua, và có tin Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 5./.
Khai mạc Festival Huế 2016: bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc, đậm chất Huế  (30/04/2016)
Vụ cá chết hàng loạt: Không có việc đánh đổi môi trường lấy dự án  (30/04/2016)
Phê duyệt Hiệp định Hợp tác kỹ thuật với Chính phủ Đức  (29/04/2016)
Chính phủ họp bất thường để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp  (29/04/2016)
4,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân trong bốn tháng  (29/04/2016)
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Đất nước ghi ơn người có công với cách mạng  (29/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên