Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương bàn giải pháp tăng cường phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp
22:10, ngày 13-10-2015
Ngày 13-10-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã dự và chủ trì phiên họp thứ 23, xem xét và thảo luận đề án của Bộ Công an, Bộ Tư pháp về các biện pháp tăng cường phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp.
Tại phiên họp, các thành viên đã đóng góp ý kiến cụ thể vào các nội dung của các đề án như tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi; thực trạng tiêu cực và công tác tổ chức thực hiện. Trong bối cảnh Trung ương Đảng tiếp tục thể hiện quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, Thường trực Ban chỉ đạo đặc biệt quan tâm đến tính ứng dụng của 2 đề án được trình bày; đề nghị các cơ quan trình đề án cần cụ thể hóa các giải pháp thành những quy chế, quy định cụ thể để nâng cao tính hiệu quả trong triên khai thực hiện. Thường trực ban Chỉ đạo cũng thống nhất cao với kiến nghị của Bộ Tư pháp về công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác phòng, chống tiêu cực.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch nước đánh giá các đề án đã bám sát yêu cầu, định hướng đề ra, được chuẩn bị kỹ lưỡng, có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và được nghiên cứu, tổng hợp công phu từ thực tiễn hoạt động chuyên ngành. Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ thêm nội dung nhận diện hành vi tiêu cực trong từng ngành; chú trọng vai trò công tác giám định tư pháp, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống tiêu cực trong các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp. Chủ tịch nước đề nghị các đơn vị chủ trì đề án tiếp thu các ý kiến đóng góp, đảm bảo tính chính xác và tính khả thi.
Về định hướng chung, Chủ tịch nước cho rằng cả hệ thống phải kiên trì trong việc xây dựng nền tư pháp trong sạch vững mạnh, công minh, công bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ. Xây dựng các đề án phòng chống, tiêu cực trong các hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp có tầm quan trọng đặc biệt; đáp ứng được những đổi thay của thực tiễn. Từng đề án phải thể hiện được sự đột phá, xoay chuyển được tình hình.
Về tổ chức thực hiện, Chủ tịch nước nhấn mạnh phải tránh tình trạng khẩu hiệu hay, chính sách đúng nhưng khi thực hiện gặp nhiều hạn chế, cần rà soát lại hệ thống. Nếu phát hiện thấy những khiếm khuyết phải có sự phân công, phân nhiệm lại rõ ràng. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ; tiếp tục hoàn thiện công tác giám sát giữa các ngành trong hệ thống tư pháp, đồng thời tăng cường tối đa giám sát của các cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân.../.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch nước đánh giá các đề án đã bám sát yêu cầu, định hướng đề ra, được chuẩn bị kỹ lưỡng, có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và được nghiên cứu, tổng hợp công phu từ thực tiễn hoạt động chuyên ngành. Chủ tịch nước nhất trí với ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ thêm nội dung nhận diện hành vi tiêu cực trong từng ngành; chú trọng vai trò công tác giám định tư pháp, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống tiêu cực trong các hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp. Chủ tịch nước đề nghị các đơn vị chủ trì đề án tiếp thu các ý kiến đóng góp, đảm bảo tính chính xác và tính khả thi.
Về định hướng chung, Chủ tịch nước cho rằng cả hệ thống phải kiên trì trong việc xây dựng nền tư pháp trong sạch vững mạnh, công minh, công bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ. Xây dựng các đề án phòng chống, tiêu cực trong các hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp có tầm quan trọng đặc biệt; đáp ứng được những đổi thay của thực tiễn. Từng đề án phải thể hiện được sự đột phá, xoay chuyển được tình hình.
Về tổ chức thực hiện, Chủ tịch nước nhấn mạnh phải tránh tình trạng khẩu hiệu hay, chính sách đúng nhưng khi thực hiện gặp nhiều hạn chế, cần rà soát lại hệ thống. Nếu phát hiện thấy những khiếm khuyết phải có sự phân công, phân nhiệm lại rõ ràng. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ; tiếp tục hoàn thiện công tác giám sát giữa các ngành trong hệ thống tư pháp, đồng thời tăng cường tối đa giám sát của các cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân.../.
Toàn cảnh 8 vụ án trọng điểm sắp xét xử sơ thẩm (13/10/2015)
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay