Sửa luật để đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Tiếp tục phiên họp thứ 27, chiều 21-4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Tán thành với Tờ trình của Chính phủ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp là cần thiết nhằm yêu cầu thực thi Hiến pháp nhất là về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp.
Việc sửa luật cũng giúp các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng, cùng hoạt động trong một hành lang pháp lý chung và theo cơ chế thị trường, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ...
Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tạo điều kiện và động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp với chế độ quản trị hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 220 điều, tăng 40 điều so với luật hiện hành.
Một số đại biểu tán thành với việc bổ sung chương mới quy định về doanh nghiệp nhà nước như dự án luật bởi thực tế hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thời gian qua đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần quy định rõ và chặt chẽ hơn về quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, về hạn chế ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu công khai hóa thông tin ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát những nội dung có tính đặc thù liên quan đến thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước để chuyển hóa vào các phần tương ứng trong dự án luật; các nội dung khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cần cân nhắc đưa vào dự án luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các luật khác có liên quan, bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, hợp lý và khả thi.
Một số ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần bổ sung thêm các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để tạo cơ cở pháp lý đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá dự án luật được chuẩn bị công phu trên cơ sở khảo sát, tổng kết thực tiễn gần chín năm thi hành của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan, tuy nhiên, ban soạn thảo cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Tờ trình theo hướng củng cố thêm lập luận, trình bày thêm các ý kiến khác nhau để làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận và thực tiễn những nội dung được sửa đổi, bổ sung mới như: các quy định về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp xã hội...
Ban soạn thảo cần rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản các tài liệu hồ sơ dự án luật, bổ sung dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành kèm theo dự án luật, bảng so sánh những nội dung sửa đổi, bổ sung so với quy định của luật hiện hành để đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ bảy tới đây.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung tác quy định nhằm bảo đảm điều kiện để các doanh nghiệp tự do kinh doanh, có trách nhiệm xã hội; tạo điều kiện để các doanh nghiệp được đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ sản xuất, có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, không để thua các doanh nghiệp của nước ngoài ngay trên sân nhà.
Cũng tại phiên làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; về doanh nghiệp xã hội; về quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp./.
Việt-Mỹ tìm cách thúc đẩy việc khắc phục hậu quả dioxin  (21/04/2014)
Gặp người lính tham gia bắt sống tướng de Castries  (21/04/2014)
Việt Nam thực hiện tốt biện pháp bảo vệ phụ nữ di cư  (21/04/2014)
Họp báo nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Nam Phi tự do  (21/04/2014)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc  (21/04/2014)
Sửa đổi các quy định thi hành án dân sự không phù hợp  (21/04/2014)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay