Tổng thống Hàn Quốc thăm chính thức Trung Quốc
Ngoại giao kinh tế sẽ là một trong những trọng tâm hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc trong chuyến thăm đối tác thương mại lớn nhất này.
Ngày 27-5, Tổng thống Hàn Quốc Li Mung Bắc (Lee Myung-bak) bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 4 ngày. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Hàn Quốc sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc mở rộng phương án hợp tác song phương từ đối tác hợp tác toàn diện lên thành đối tác hợp tác chiến lược, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Theo giới phân tích, ngoại giao kinh tế sẽ là một trong những trọng tâm hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc trong chuyến thăm đối tác thương mại lớn nhất này. Được biết, có rất nhiều đại biểu các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc cùng đi trong đoàn nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường hơn nữa kim ngạch thương mại song phương. Phía Hàn Quốc hy vọng, sẽ mở rộng được thị phần ở Trung Quốc trong một số lĩnh vực như thông tin, xe hơi, bán lẻ. Tuy vậy, Hàn Quốc cũng đứng trước áp lực phải thúc đẩy đàm phán về khu tự do thương mại song phương (FTA).
Một số cơ quan nghiên cứu cho rằng, nếu như Trung – Hàn đạt được hiệp định tự do thương mại, ngành xuất khẩu Hàn Quốc sẽ có được một thị trường rộng lớn gấp 4 lần thị trường trong nước. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc e ngại điều này sẽ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp của mình do các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ của Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ ủng hộ đối với chính phủ của Tổng thống Li Mung Bắc./.
Dạy nghề và tạo việc làm cho nông dân - giải pháp để phát triển công nghiệp, dịch vụ  (27/05/2008)
Nỗ lực chuẩn bị cho một kỳ thi nghiêm túc và hiệu quả  (27/05/2008)
Nỗ lực chuẩn bị cho một kỳ thi nghiêm túc và hiệu quả  (27/05/2008)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên