Kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo; tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên nguồn lực cho các địa bàn nghèo; ban hành một số chính sách trợ giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai, nghiên cứu rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo; xây dựng các giải pháp cụ thể, bố trí, huy động đa dạng hóa nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn nghèo, dân tộc thiểu số. Công tác giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nước thực hiện hiệu quả chương trình, chính sách giảm nghèo. Nhiều địa phương đã có những cách làm tốt, có mô hình giảm nghèo hiệu quả. Tỷ lệ nghèo giảm bình quân 2%/năm, có huyện nghèo giảm trên 4%/năm, đời sống của người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể, kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi được tăng cường; an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ở nhiều nơi, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi còn trên 60% - 70%. Việc bố trí và cấp phát vốn ngân sách cho Chương trình hằng năm thường chậm, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện của các địa phương. Hiện còn quá nhiều chính sách (khoảng trên 70 văn bản chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số) dẫn đến sự chồng chéo, chia cắt, manh mún, hạn chế đến khả năng tác động, làm chuyển biến rõ nét đời sống của người nghèo...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng trong tất cả cơ chế, chính sách cho người nghèo thì nhà ở là cấu phần rất quan trọng. Trước năm 2009, Chính phủ chỉ đạo chủ yếu hỗ trợ nhà ở cho vùng sâu, vùng xa nhưng từ năm 2009 đến nay, Chính phủ quan tâm đến nhà ở cho người nghèo trong cả nước, tập trung hỗ trợ nhà ở cho vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long và vùng lũ miền Trung. Trong bốn năm đã có 500 ngôi nhà cho người nghèo từ sự hỗ trợ của cộng đồng được xây dựng chủ yếu cho các huyện nghèo theo Quyết định 30a. Đại diện Bộ Tài Chính cũng cho biết, giai đoạn 2005 - 2012, ngân sách khó khăn nhưng Chính phủ đã bố trí cho chính sách giảm nghèo khá lớn (trên 700 nghìn tỷ đồng), trung bình mỗi năm là 90 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá cao Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo thời gian qua, tuy nhiên, các thành viên Đoàn giám sát cũng đề nghị Chính phủ cần làm rõ các giải pháp giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu, nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tránh chồng chéo, trùng lắp về nội dung hoạt động giữa các chương trình; đồng thời có cơ chế hướng dẫn các địa phương trong lồng ghép thực hiện các chính sách; quản lý giám sát thực hiện mục tiêu, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ở các địa phương;...
Đồng chí Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát đề nghị cả Đoàn giám sát, cả cơ quan Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nên quan tâm thêm mấy vấn đề là: So với mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra đạt được ở mức độ như thế nào? Vấn đề quan trọng nhất cần bàn là con số đạt được rồi nhưng chất lượng và tính bền vững trong các con số này. Đánh giá từng nhóm chính sách mới khó, đề nghị các bộ, ngành mạnh dạn công bố ra Quốc hội nhóm chính sách nào thành công, nhóm chính sách nào hiệu quả còn phải xem xét.
Cũng trong buổi làm việc, đại diện Chính phủ và các bộ, ngành đã giải đáp những nội dung được nhiều thành viên đoàn giám sát quan tâm về công tác giảm nghèo.../.
Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Hội đồng UNESCO  (23/11/2013)
Thông cáo số 26, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (23/11/2013)
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chữa cháy và thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)  (23/11/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thống đốc bang Maharastra  (22/11/2013)
Mông Cổ sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Việt Nam  (22/11/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển