Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Hội đồng UNESCO
Kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa khép lại. Đây cũng là thời điểm Việt Nam kết thúc nhiệm kỳ là thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO (2010 - 2013).
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã tổng kết những thành công của Việt Nam trong ngoại giao đa phương trong nhiệm kỳ tại Hội đồng chấp hành UNESCO vừa qua.
Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, bốn năm là thành viên của Hội đồng chấp hành là bốn năm thành công của Việt Nam trên lĩnh vực ngoại giao đa phương đồng thời cũng khẳng định tính đúng đắn của chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng và Nhà nước. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội đồng chấp hành, một trong ba cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức UNESCO, nhưng lần này Việt Nam chủ động và tích cực hơn, đóng góp hiệu quả hơn vào các hoạt động của UNESCO.
Đại sứ nhấn mạnh hai sự kiện quan trọng liên quan đến Việt Nam vừa được quyết định trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 Đại hội đồng UNESCO lần này, đó là Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam và Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013 - 2017), một ủy ban chuyên môn rất có uy tín thuộc UNESCO.
Việc vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là một vinh dự lớn cho Việt Nam. Trong các năm 2014 - 2015, cùng với UNESCO, Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 250 năm Ngày sinh nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Cho đến nay, Việt Nam đã có ba nhà văn hóa được UNESCO vinh danh, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Về việc Việt Nam được bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, đồng chí Dương Văn Quảng nêu rõ, đây là một trong những ủy ban chuyên môn quan trọng nhất của UNESCO, có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đồng thời phải đảm nhiệm công tác đánh giá tình trạng bảo tồn các Di sản thế giới trên toàn cầu. Trách nhiệm của các thành viên của Ủy ban Di sản thế giới hết sức nặng nề. Hằng năm, các thành viên phải xét duyệt tất cả các hồ sơ trình lên Ủy ban để được công nhận và ghi danh là Di sản văn hóa hoặc thiên nhiên thế giới.
Về các lý do khiến Việt Nam đạt được sự tín nhiệm cao tại diễn đàn UNESCO, Đại sứ Dương Văn Quảng cho rằng bạn bè quốc tế rất tin tưởng Việt Nam khi thấy Việt Nam đóng góp hiệu quả vào hoạt động của UNESCO trong những năm qua. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ứng xử một cách linh hoạt khi trình bày các quan điểm liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như vấn đề nhân quyền, Nghị quyết về Xy-ri, việc kết nạp Palestine…
Đồng chí cũng nhắc lại việc thời gian qua, Mỹ cắt các khoản đóng góp tài chính cho UNESCO sau khi tổ chức này bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, đẩy UNESCO rơi vào tình thế hết sức khó khăn, có thể gọi là một cuộc khủng hoảng cơ cấu và ngân sách. Trong bối cảnh đó, đáp lại lời kêu gọi của Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Việt Nam đã góp sức trong khả năng của mình nhằm giúp UNESCO vượt qua cuộc khủng hoảng. Trên thực tế, Việt Nam đã đóng tiền niên liễm hai năm 2013 và 2014 trước thời hạn để hỗ trợ các hoạt động của UNESCO, đặc biệt là hỗ trợ các cải cách của bà Tổng Giám đốc Irina Bokova.
Việt Nam cũng đã tổ chức Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37, tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình (tháng 9-2012) và kỷ niệm 10 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Quảng Nam (tháng 6-2013).
Ngoài ra, Việt Nam cũng được đánh giá cao vì những thành tích trong lĩnh vực giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Đồng chí Dương Văn Quảng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua trong việc thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và UNESCO.
Kết thúc buổi phỏng vấn, Đại sứ Dương Văn Quảng nói: “Như vậy, chúng ta đã tham gia tất cả các cơ quan quan trọng nhất của UNESCO. Thành công ngoại giao này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công, vinh dự bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nặng nề. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với tinh thần tích cực và chủ động, cộng với kinh nghiệm tích lũy được trong những nhiệm kỳ vừa qua và tinh thần học hỏi cao của các cán bộ chuyên môn, Việt Nam sẽ tham gia diễn đàn đa phương UNESCO một cách tự tin hơn, đóng góp một cách hiệu quả hơn và gặt hái được những thành công vang dội hơn trong thời gian tới”./.
Thông cáo số 26, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (23/11/2013)
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chữa cháy và thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)  (23/11/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thống đốc bang Maharastra  (22/11/2013)
Mông Cổ sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Việt Nam  (22/11/2013)
Họp Ban chỉ đạo công tác tổ chức hội nghị IPU 132  (22/11/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển