Họp Ban chỉ đạo công tác tổ chức hội nghị IPU 132
Chiều 22-11, Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo IPU-132 để phân công công việc đầu mối cho các bộ, ngành, cơ quan liên quan, đảm bảo tổ chức thành công sự kiện ngoại giao nghị viện mang tầm quốc tế này.
Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo và các Ủy viên gồm: Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội: Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban các Vấn đề xã hội; Văn phòng Quốc hội; đại diện Lãnh đạo các bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Việc tổ chức Đại hội Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 tại Việt Nam vào tháng 3-2015 là điểm nhấn quan trọng về ngoại giao nhà nước, đối ngoại của Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, việc tham dự các hoạt động của IPU là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương của Quốc hội nhằm thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích quốc gia, tham khảo quan điểm của các nước về các vấn đề quốc tế và thể hiện quan điểm quốc gia về các mối quan tâm chung trên toàn cầu. Việc Việt Nam được chọn đăng cai IPU là một thắng lợi quan trọng của ngoại giao nghị viện nói riêng và công tác ngoại giao nói chung.
Đây cũng là dịp thông tin quảng bá về Việt Nam tới cộng đồng quốc tế, tăng cường hiện diện, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam nói riêng, Việt Nam nói chung trên trường quốc tế; tham khảo kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn tốt của các nghị viện trên thế giới để đóng góp cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2015 là năm bản lề đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ nay đến năm 2015, sẽ có nhiều nội dung nghị sự về an ninh, chính trị, kinh tế, khí hậu, môi trường được bàn thảo trên các diễn đàn quốc tế.
Năm 2015 cũng là năm Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trong đó có 70 năm thành lập nước, thành lập Quốc hội, việc đăng cai sự kiện quy mô toàn cầu IPU mang ý nghĩa lớn về ngoại giao, đối ngoại và cũng có tác động thúc đẩy công tác đối nội, tạo không khí phấn khởi thi đua, chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc.
Biểu dương, đánh giá cao vai trò của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan đã tích cực chuẩn bị, vận động để Việt Nam thành công được đăng cai IPU 132 năm 2015, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, việc tổ chức sự kiện này phải phối hợp chặt chẽ với IPU, xây dựng chương trình nghị sự hợp lý... Đặc biệt, phải đảm bảo an toàn, an ninh, chu đáo, trọng thị và hiệu quả trong các khâu tổ chức, Chủ tịch Quốc hội nói.
Ban Chỉ đạo IPU-132 là cơ chế lãnh đạo chính trị cấp cao của Nhà nước ta về nội dung và tổ chức trong quá trình chuẩn bị. Ban Tổ chức IPU-132 do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng ban; là cơ chế tổ chức, điều hành, phối hợp và phê duyệt các kế hoạch công tác về nội dung, tổ chức, tài chính và nhân sự của các cơ quan, địa phương hữu quan trong quá trình chuẩn bị và tổ chức IPU-132.
Các thành viên Ban tổ chức IPU-132, gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
Ban Thư ký IPU-132 là cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo IPU-132 và Ban Tổ chức IPU-132 về các vấn đề tổ chức và nội dung trong quá trình chuẩn bị và tổ chức IPU-132.
Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức IPU 132 đã phân công nhiệm vụ cụ thể; lưu ý các cơ quan chức năng chuẩn bị thật tốt về nguồn lực; chú trọng yếu tố con người, đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ; duy trì cơ chế hợp tác chặt chẽ với Đoàn thư ký IPU.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các tiểu ban, cơ quan chức năng căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị cho IPU 132 đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc đã đề ra./.
Việt Nam nỗ lực tối đa để cải thiện môi trường đầu tư  (22/11/2013)
Thủ tướng Lào gửi điện thăm hỏi tình hình bão lũ miền Trung  (22/11/2013)
Tăng cường quan hệ hai quốc hội Việt Nam - Mông Cổ  (22/11/2013)
Hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Ấn Độ  (22/11/2013)
Việt Nam giữ vị trí tiên phong về cải tổ Liên hợp quốc  (22/11/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm