Nhật Bản: Chiến lược quốc phòng mới “chủ động tích cực”
17:25, ngày 09-07-2013
TCCSĐT - Mới đây, ngày 24-6-2013, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) cho biết, ông đang xem xét lại một cách toàn diện chính sách quốc phòng và sẽ cho công bố chiến lược quốc phòng mới của Nhật Bản vào cuối năm nay với mục tiêu có thể ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa từ bên ngoài, theo phương châm “chủ động, tích cực”.
Tăng quân và ngân sách quốc phòng
Cùng với việc tăng quân, Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 40 tỷ yên. Đây là lần đầu tiên trong 11 năm trở lại đây, Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang đề nghị mỗi năm tăng ngân sách quốc phòng lên khoảng 100 tỷ yên. Để đối phó với tình hình căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông, năm 2013 Nhật Bản đã quyết định bổ sung 1,15 tỷ USD, trước đó ở mức 57 tỷ USD và cam kết sẽ xây dựng một chính sách quốc phòng mạnh mẽ và chủ động hơn. Để giải thích cho chủ trương này, Thủ tướng Sin-dô A-bê cho biết: Tình hình rất đáng báo động, cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Xên-ca-cự (và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang leo thang từ dưới biển lên cả trên không. Giờ đây, không chỉ tàu thuyền va chạm nhau trên biển mà cả ở trên không, máy bay cũng liên tục có những đối đầu nguy hiểm.
Thủ tướng Sin-dô A-bê nhiều lần khẳng định việc Nhật Bản sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ quần đảo Xên-ca-cự/Điếu Ngư. Nhằm khẳng định sự quyết tâm của mình, Nhật Bản đã không ngừng củng cố sức mạnh của quân đội nước này. Tuy nhiên, theo giáo sư Mi-chi-si-ta Na-ru-si-ghe (Michishita Narushige) thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản, bất chấp những quan ngại của các quốc gia láng giềng trước những động thái cứng rắn gần đây của Tô-ki-ô, Nhật Bản sẽ không theo đuổi chính sách chạy đua vũ trang. Giáo sư Mi-chi-si-ta cho biết: “So với 10 năm trước, ngân sách quốc phòng của Mỹ tăng vài chục phần trăm, Trung Quốc tăng 170%, trong khi Nhật Bản lại giảm 3%. Hiện nay, nợ nhà nước của Nhật Bản đã gấp đôi GDP nên dù Chính phủ muốn tăng ngân sách quốc phòng, mức gia tăng cũng rất hạn hẹp. Nhật Bản không thể cạnh tranh chi tiêu quốc phòng với các nước khác”.
Mở rộng đồng minh và đối tác
Chính phủ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Sin-dô A-bê xác định, vũ khí hạt nhân và tranh chấp lãnh hải trong khu vực là hai vấn đề trọng tâm trong chiến lược bảo đảm an ninh và chiến lược quốc phòng của Nhật Bản. Riêng trong vấn đề chủ quyền lãnh hải, Nhật Bản sẽ kiềm chế không để các tranh chấp nhỏ trở thành các xung đột quân sự. Về vấn đề đồng minh và đối tác, Nhật Bản vẫn dựa vào trụ cột chính là mối quan hệ Nhật - Mỹ. Đồng thời sẽ mở rộng sang các nước lân cận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc, ASEAN… Giáo sư Mi-chi-si-ta cho biết: “Trong khối ASEAN, các nước In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam là những đối tác quan trọng nhất. Nhật Bản hy vọng sẽ xây dựng được mối quan hệ mật thiết hơn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mà cả trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế”. Thủ tướng Sin-dô A-bê hiện đang đề xuất thay đổi Hiến pháp để dỡ bỏ các hạn chế về tác chiến bên ngoài lãnh thổ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Phát triển năng lực tấn công
Ngày 11-6 vừa qua, Thủ tướng Sin-dô A-bê đã cho biết, Nhật Bản cần phải nghiên cứu khả năng phát triển năng lực tấn công quân sự vào các căn cứ của kẻ thù. Thủ tướng Sin-dô A-bê đã đưa ra phát biểu trên khi trả lời các đề xuất do các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Tự do trình lên nhằm củng cố các năng lực của quân đội nước này. Ông S. A-bê khẳng định, vấn đề phát triển năng lực quân sự của Nhật Bản là vô cùng quan trọng và vì thế nó sẽ được đưa ra thảo luận khi Chính phủ Nhật Bản phác thảo chương trình quốc phòng dài hạn vào cuối năm nay.
Trong đề xuất của các nghị sĩ Quốc hội cũng đề cập đến việc củng cố năng lực của Nhật Bản trong việc bảo vệ các quần đảo, khẳng định sự cần thiết phải trang bị cho Lực lượng Phòng vệ nước này những chiếc máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ để thiết lập lực lượng tấn công đổ bộ cũng như thực hiện quyền phòng thủ tập thể. Đề xuất này thể hiện lập trường cứng rắn của Thủ tướng Sin-dô A-bê từ khi lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái. Ông không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn thể hiện sự quyết liệt thông qua hành động, kể cả việc đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Mới đây, Nhật Bản đã lên kế hoạch tiến hành đợt tăng quân lớn nhất trong vòng hai thập kỷ qua. Bước đi này được Nhật Bản tuyên bố là để tăng cường và củng cố vững chắc các hoạt động giám sát ở khu vực Tây Nam đất nước.
Tái quân sự hóa
Được biết, năm 1967, nội các của cố Thủ tướng Nhật Bản Ê-i-sa-cư Sa-tô (Eisaku Sato) lần đầu tiên đề ra “Ba nguyên tắc” cam kết cấm xuất khẩu vũ khí để thể hiện ý muốn hòa bình của Nhật Bản, ở mức độ nhất định đã xóa đi sự quan ngại của thế giới đối với việc tái quân sự hóa của Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định của Hiến pháp đối với việc từ bỏ sử dụng vũ lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn tồn tại những ý kiến bất đồng. Các doanh nghiệp công nghiệp và phái cứng rắn trong Quốc hội Nhật Bản từ lâu cũng luôn muốn hủy bỏ lệnh cấm này. Năm 1983, nguyên tắc này được sửa thành đồng ý chỉ cung cấp công nghệ vũ khí cho Mỹ trong điều kiện nhất định. Năm 2004, “Hiệp hội Chia sẻ bảo đảm an ninh và sức mạnh phòng vệ” - cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản có một bản báo cáo nghiên cứu trình lên Thủ tướng Giu -ni-chi-rô Côi -dư-mi (Junichiro Koizumi) khi đó cho rằng, để bảo đảm “công nghệ cốt lõi” cho an ninh Nhật Bản, cần nghiên cứu sách lược để Nhật Bản tham gia hợp tác phát triển và sản xuất, vì vậy cần thiết phải sửa đổi “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.
Ngày 27-12-2011, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định “nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí” để tăng ngân sách quốc phòng nhằm thực hiện hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân; tăng cường sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực; thúc đẩy khả năng xuất khẩu vũ khí. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã tăng nguồn ngân sách quốc phòng nhằm thúc đẩy khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển các công nghệ vũ khí với các quốc gia như: Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc và NATO. Qua đó giúp lực lượng hải quân, không quân đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa tiềm lực và cùng với các nước trên đối phó với các thách thức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy chính sách tăng cường trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã không còn vừa ý với vai trò phụ thuộc vào chiến lược của Mỹ mà chủ trương dựa vào hợp tác nghiên cứu phát triển để lôi kéo Mỹ làm người bảo trợ cho mình, mặc dù việc tiến hành nới lỏng xuất khẩu vũ khí đã làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Bắc Á.
Tái khẳng định “Nước lớn chính trị”
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã có chủ trương tìm cách vươn lên thành cường quốc chính trị, nhằm giữ vai trò thích đáng trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Nhật Bản luôn nhấn mạnh vai trò và tăng cường sức mạnh quân sự, mở rộng quy mô hoạt động của lực lượng phòng vệ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 1975, đứng trước sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của mình, Chính phủ Nhật Bản đã huy động hơn 10 cơ quan nghiên cứu của nhà nước, nghiên cứu “Chiến lược tổng hợp hướng đến thế kỷ XXI” với quyết tâm thay đổi hình ảnh “kinh tế mạnh, chính trị yếu” của nước Nhật. Các nước phương Tây thời đó cũng muốn Nhật Bản tham gia vào vũ đài quốc tế. Trong cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”, một học giả nổi tiếng người Mỹ viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như hiện nay thì không có nước nào có thể cùng tham gia lãnh đạo thế giới bằng Nhật Bản”. Tuy nhiên, khi tham gia ngày càng sâu rộng trên vũ đài chính trị thế giới ở hàng “lãnh đạo” thì hiệu quả của chiến lược này càng ngày càng không đạt được như ý muốn do đánh giá và sử dụng sức mạnh kinh tế không phù hợp, đơn phương nhận đồng minh chiến lược với Mỹ, nền chính trị theo thể chế “cha truyền con nối”, “tâm lý quốc đảo”, số người tham gia các tổ chức quốc tế không tương xứng với sức mạnh kinh tế... Giờ đây, dưới chính thể Thủ tướng Sin-dô A-bê, giới phân tích cho rằng, tham vọng “nước lớn chính trị” của Nhật Bản sẽ được tái khởi động.
Nhà nghiên cứu Tét-su-ô Cô-ta-ni (Tetsuo Kotani), Viện Ngoại vụ Nhật Bản cũng cho biết: Trên cơ sở liên minh Mỹ - Nhật, hiện đang có sự “phái sinh” liên minh mới với các đối tác tiềm năng: Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc, ASEAN. Theo đó, cuộc tập trận với các nước trong khu vực đã diễn ra nhiều lần kể từ năm 2009. Ông Sa-tô-ru Mi-giu-si-ma (Satoru Mizushima), nhà sáng lập Tập đoàn Ganbare Nippon, người luôn ủng hộ Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố: “Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Chẳng có lý do gì chúng ta để bị dẫm chân cả trong khi chúng ta có lực lượng hải quân đứng hàng thứ ba trên thế giới”.
Như vậy, những động thái gần đây cho thấy Nhật Bản đang tìm kiếm một chiến lược quốc phòng mới “chủ động tích cực” hơn, trước những mối đe dọa an ninh từ bên ngoài. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì đây còn là sự thể hiện tham vọng “nước lớn chính trị” đã ấp ủ từ lâu của Nhật Bản, nay được thể hiện ra ở chiến lược quốc phòng mới sắp được công bố vào cuối năm nay./.
Cùng với việc tăng quân, Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 40 tỷ yên. Đây là lần đầu tiên trong 11 năm trở lại đây, Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang đề nghị mỗi năm tăng ngân sách quốc phòng lên khoảng 100 tỷ yên. Để đối phó với tình hình căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông, năm 2013 Nhật Bản đã quyết định bổ sung 1,15 tỷ USD, trước đó ở mức 57 tỷ USD và cam kết sẽ xây dựng một chính sách quốc phòng mạnh mẽ và chủ động hơn. Để giải thích cho chủ trương này, Thủ tướng Sin-dô A-bê cho biết: Tình hình rất đáng báo động, cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Xên-ca-cự (và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang leo thang từ dưới biển lên cả trên không. Giờ đây, không chỉ tàu thuyền va chạm nhau trên biển mà cả ở trên không, máy bay cũng liên tục có những đối đầu nguy hiểm.
Thủ tướng Sin-dô A-bê nhiều lần khẳng định việc Nhật Bản sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ quần đảo Xên-ca-cự/Điếu Ngư. Nhằm khẳng định sự quyết tâm của mình, Nhật Bản đã không ngừng củng cố sức mạnh của quân đội nước này. Tuy nhiên, theo giáo sư Mi-chi-si-ta Na-ru-si-ghe (Michishita Narushige) thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản, bất chấp những quan ngại của các quốc gia láng giềng trước những động thái cứng rắn gần đây của Tô-ki-ô, Nhật Bản sẽ không theo đuổi chính sách chạy đua vũ trang. Giáo sư Mi-chi-si-ta cho biết: “So với 10 năm trước, ngân sách quốc phòng của Mỹ tăng vài chục phần trăm, Trung Quốc tăng 170%, trong khi Nhật Bản lại giảm 3%. Hiện nay, nợ nhà nước của Nhật Bản đã gấp đôi GDP nên dù Chính phủ muốn tăng ngân sách quốc phòng, mức gia tăng cũng rất hạn hẹp. Nhật Bản không thể cạnh tranh chi tiêu quốc phòng với các nước khác”.
Mở rộng đồng minh và đối tác
Chính phủ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Sin-dô A-bê xác định, vũ khí hạt nhân và tranh chấp lãnh hải trong khu vực là hai vấn đề trọng tâm trong chiến lược bảo đảm an ninh và chiến lược quốc phòng của Nhật Bản. Riêng trong vấn đề chủ quyền lãnh hải, Nhật Bản sẽ kiềm chế không để các tranh chấp nhỏ trở thành các xung đột quân sự. Về vấn đề đồng minh và đối tác, Nhật Bản vẫn dựa vào trụ cột chính là mối quan hệ Nhật - Mỹ. Đồng thời sẽ mở rộng sang các nước lân cận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc, ASEAN… Giáo sư Mi-chi-si-ta cho biết: “Trong khối ASEAN, các nước In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam là những đối tác quan trọng nhất. Nhật Bản hy vọng sẽ xây dựng được mối quan hệ mật thiết hơn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mà cả trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế”. Thủ tướng Sin-dô A-bê hiện đang đề xuất thay đổi Hiến pháp để dỡ bỏ các hạn chế về tác chiến bên ngoài lãnh thổ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Phát triển năng lực tấn công
Ngày 11-6 vừa qua, Thủ tướng Sin-dô A-bê đã cho biết, Nhật Bản cần phải nghiên cứu khả năng phát triển năng lực tấn công quân sự vào các căn cứ của kẻ thù. Thủ tướng Sin-dô A-bê đã đưa ra phát biểu trên khi trả lời các đề xuất do các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Tự do trình lên nhằm củng cố các năng lực của quân đội nước này. Ông S. A-bê khẳng định, vấn đề phát triển năng lực quân sự của Nhật Bản là vô cùng quan trọng và vì thế nó sẽ được đưa ra thảo luận khi Chính phủ Nhật Bản phác thảo chương trình quốc phòng dài hạn vào cuối năm nay.
Trong đề xuất của các nghị sĩ Quốc hội cũng đề cập đến việc củng cố năng lực của Nhật Bản trong việc bảo vệ các quần đảo, khẳng định sự cần thiết phải trang bị cho Lực lượng Phòng vệ nước này những chiếc máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ để thiết lập lực lượng tấn công đổ bộ cũng như thực hiện quyền phòng thủ tập thể. Đề xuất này thể hiện lập trường cứng rắn của Thủ tướng Sin-dô A-bê từ khi lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái. Ông không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn thể hiện sự quyết liệt thông qua hành động, kể cả việc đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Mới đây, Nhật Bản đã lên kế hoạch tiến hành đợt tăng quân lớn nhất trong vòng hai thập kỷ qua. Bước đi này được Nhật Bản tuyên bố là để tăng cường và củng cố vững chắc các hoạt động giám sát ở khu vực Tây Nam đất nước.
Tái quân sự hóa
Được biết, năm 1967, nội các của cố Thủ tướng Nhật Bản Ê-i-sa-cư Sa-tô (Eisaku Sato) lần đầu tiên đề ra “Ba nguyên tắc” cam kết cấm xuất khẩu vũ khí để thể hiện ý muốn hòa bình của Nhật Bản, ở mức độ nhất định đã xóa đi sự quan ngại của thế giới đối với việc tái quân sự hóa của Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định của Hiến pháp đối với việc từ bỏ sử dụng vũ lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn tồn tại những ý kiến bất đồng. Các doanh nghiệp công nghiệp và phái cứng rắn trong Quốc hội Nhật Bản từ lâu cũng luôn muốn hủy bỏ lệnh cấm này. Năm 1983, nguyên tắc này được sửa thành đồng ý chỉ cung cấp công nghệ vũ khí cho Mỹ trong điều kiện nhất định. Năm 2004, “Hiệp hội Chia sẻ bảo đảm an ninh và sức mạnh phòng vệ” - cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản có một bản báo cáo nghiên cứu trình lên Thủ tướng Giu -ni-chi-rô Côi -dư-mi (Junichiro Koizumi) khi đó cho rằng, để bảo đảm “công nghệ cốt lõi” cho an ninh Nhật Bản, cần nghiên cứu sách lược để Nhật Bản tham gia hợp tác phát triển và sản xuất, vì vậy cần thiết phải sửa đổi “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.
Ngày 27-12-2011, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định “nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí” để tăng ngân sách quốc phòng nhằm thực hiện hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân; tăng cường sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực; thúc đẩy khả năng xuất khẩu vũ khí. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã tăng nguồn ngân sách quốc phòng nhằm thúc đẩy khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển các công nghệ vũ khí với các quốc gia như: Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc và NATO. Qua đó giúp lực lượng hải quân, không quân đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa tiềm lực và cùng với các nước trên đối phó với các thách thức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy chính sách tăng cường trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản đã không còn vừa ý với vai trò phụ thuộc vào chiến lược của Mỹ mà chủ trương dựa vào hợp tác nghiên cứu phát triển để lôi kéo Mỹ làm người bảo trợ cho mình, mặc dù việc tiến hành nới lỏng xuất khẩu vũ khí đã làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Bắc Á.
Tái khẳng định “Nước lớn chính trị”
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã có chủ trương tìm cách vươn lên thành cường quốc chính trị, nhằm giữ vai trò thích đáng trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Nhật Bản luôn nhấn mạnh vai trò và tăng cường sức mạnh quân sự, mở rộng quy mô hoạt động của lực lượng phòng vệ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 1975, đứng trước sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của mình, Chính phủ Nhật Bản đã huy động hơn 10 cơ quan nghiên cứu của nhà nước, nghiên cứu “Chiến lược tổng hợp hướng đến thế kỷ XXI” với quyết tâm thay đổi hình ảnh “kinh tế mạnh, chính trị yếu” của nước Nhật. Các nước phương Tây thời đó cũng muốn Nhật Bản tham gia vào vũ đài quốc tế. Trong cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”, một học giả nổi tiếng người Mỹ viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như hiện nay thì không có nước nào có thể cùng tham gia lãnh đạo thế giới bằng Nhật Bản”. Tuy nhiên, khi tham gia ngày càng sâu rộng trên vũ đài chính trị thế giới ở hàng “lãnh đạo” thì hiệu quả của chiến lược này càng ngày càng không đạt được như ý muốn do đánh giá và sử dụng sức mạnh kinh tế không phù hợp, đơn phương nhận đồng minh chiến lược với Mỹ, nền chính trị theo thể chế “cha truyền con nối”, “tâm lý quốc đảo”, số người tham gia các tổ chức quốc tế không tương xứng với sức mạnh kinh tế... Giờ đây, dưới chính thể Thủ tướng Sin-dô A-bê, giới phân tích cho rằng, tham vọng “nước lớn chính trị” của Nhật Bản sẽ được tái khởi động.
Nhà nghiên cứu Tét-su-ô Cô-ta-ni (Tetsuo Kotani), Viện Ngoại vụ Nhật Bản cũng cho biết: Trên cơ sở liên minh Mỹ - Nhật, hiện đang có sự “phái sinh” liên minh mới với các đối tác tiềm năng: Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc, ASEAN. Theo đó, cuộc tập trận với các nước trong khu vực đã diễn ra nhiều lần kể từ năm 2009. Ông Sa-tô-ru Mi-giu-si-ma (Satoru Mizushima), nhà sáng lập Tập đoàn Ganbare Nippon, người luôn ủng hộ Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố: “Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Chẳng có lý do gì chúng ta để bị dẫm chân cả trong khi chúng ta có lực lượng hải quân đứng hàng thứ ba trên thế giới”.
Như vậy, những động thái gần đây cho thấy Nhật Bản đang tìm kiếm một chiến lược quốc phòng mới “chủ động tích cực” hơn, trước những mối đe dọa an ninh từ bên ngoài. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì đây còn là sự thể hiện tham vọng “nước lớn chính trị” đã ấp ủ từ lâu của Nhật Bản, nay được thể hiện ra ở chiến lược quốc phòng mới sắp được công bố vào cuối năm nay./.
Tân quan chưa dễ sớm tân chính sách  (09/07/2013)
Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững  (09/07/2013)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp cựu chiến binh Kazakhstan  (08/07/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Lào  (08/07/2013)
Phó Thủ tướng cảnh báo mối nguy ma túy tổng hợp  (08/07/2013)
Gần 65 tỷ đồng bảo tồn quan họ Bắc Ninh và ca trù  (08/07/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên