Xy-ri: Đã đến lúc gác súng để đối thoại
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp bộ trưởng Nga – A-rập tại thủ đô Mát-xcơ-va ngày 20-2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Xéc-gây La-vrốp) một lần nữa khẳng định, giải pháp quân sự không thể tháo gỡ được bế tắc chính trị kéo dài gần 2 năm qua tại Xy-ri và quốc gia này đang tiếp tục bị chiến tranh hủy hoại. Đã xuất hiện những dấu hiệu có triển vọng cho một cuộc đối thoại dân tộc Xy-ri: cả phe đối lập và Chính phủ Xy-ri đều đã nhận ra sự cần thiết của cuộc đối thoại này và các bên từng từ chối tiến hành đối thoại đã thay đổi ý định. Mặc dù cả hai bên đều đặt ra những điều kiện tiên quyết trước khi ngồi vào bàn đàm phán, nhưng điều quan trọng nhất là họ đã sẵn sàng, các chi tiết chỉ còn là công việc của nghệ thuật ngoại giao.
Nga và Liên đoàn A-rập đã nhất trí hợp tác làm cầu nối giữa phe đối lập và Chính phủ Xy-ri để thúc đẩy hai bên ngồi vào bàn thương lượng. Mặc dù hai bên còn nhiều bất đồng nhưng một sự đồng thuận như vậy đang mở ra khả năng tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở đất nước đã gần hai năm nay chìm trong nội chiến. Tiếp theo Diễn đàn này, người đứng đầu Liên minh đối lập tại Xy-ri Moaz al-Khatib (Mô-a An-kha-típ) và Ngoại trưởng Xy-ri Walidal Muallem (Oa-lít An Mu-a-lem) cũng sẽ tới Mát-xcơ-va vào tháng sau.
Bên cạnh đó, cũng trong ngày 20-2, trong khuôn khổ chuyến thăm Qatar (Ca-ta), Ngoại trưởng Anh William Hague (Uy-li-am Ha-gơ) đã có cuộc thảo luận với Thái tử Tamin bin Hamad al-Thani (Ta-min bin Ha-mát An-tha-ni) về tình hình bạo lực đẫm máu tại Xy-ri. Cuộc gặp diễn ra 2 ngày sau khi Liên minh châu Âu (EU) gia hạn trừng phạt Xy-ri thêm 3 tháng, nhưng nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí “nhằm cung cấp thêm các phương tiện không sát thương và trợ giúp kỹ thuật để bảo vệ thường dân”, một quyết định được cho là sự nhượng bộ của các nước EU trước Anh - nước muốn nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để cung cấp thêm trang bị cho phe đối lập ở Xy-ri.
Trước đó, ngày 17-2, Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Giôn Ke-ry) cũng đã có cuộc trao đổi điện thoại với người đương nhiệm Nga Slavrov (X.la-mốp) để thảo luận về khả năng một giải pháp chính trị cho vấn đề Xy-ri. Cùng ngày, Phái viên đặc biệt của Liên hợp quốc và Liên đoàn A-rập về vấn đề Xy-ri Lakhdar Brahimi (La-khơ-đa Bra-hi-mi) cũng kêu gọi phe đối lập Xy-ri ngồi vào bàn đàm phán với đại diện Chính phủ Xy-ri, cho đó “sẽ là sự khởi đầu tốt trong việc thoát khỏi đường hầm tối tăm hiện nay”. Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, trong báo cáo điều tra công bố ngày 18-2, nhận định rằng, cả hai bên xung đột ở Xy-ri đều phạm các tội ác chống loài người và càng ngày càng cực đoan. Báo cáo nhấn mạnh cách duy nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Xy-ri là hai bên xung đột phải thống nhất một giải pháp chính trị.
Như vậy là tuy còn nhiều bất đồng, nhưng phần lớn các bên hữu quan đều nhận thấy không thể giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng chính trị ở Xy-ri hiện nay bằng biện pháp quân sự. Gần hai năm giao chiến đã tàn phá đất nước, gây ra những tổn thất khủng khiếp về người và của, cướp đi sinh mạng của khoảng 70.000 người. Bên cạnh đó, các phần tử Hồi giáo cực đoan lợi dụng cuộc chiến để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào đất nước Trung Đông này càng khiến cho tình hình thêm phức tạp.
Tuy nhiên, từ chỗ nhận ra sự cần thiết phải đối thoại đến việc thống nhất được một giải pháp chính trị hiệu quả vẫn còn cả một quãng đường dài. Trước hết, chưa ai thấy được Tổng thống Xy-ri Bashar al-Assad (Ba-sa An Át-xát) sẵn sàng nhượng bộ đến đâu khi bước vào bàn đàm phán. Cũng không ai biết rõ phe đối lập có thể duy trì được sự thống nhất đến mức nào trong tiến trình thương lượng bởi sự thống nhất hiện nay của họ hoàn toàn dựa trên mục đích chung là lật đổ chế độ hiện hành. Trong khi các thủ lĩnh đối lập lưu vong thấy cần phải ngồi vào bàn đàm phán thì không ít thủ lĩnh quân sự đang trực tiếp tham chiến lại sẵn sàng “tử vì đạo”.
Để các bên xung đột với những quan điểm rất khác nhau như vậy chấp nhận tham gia vào một tiến trình thương lượng, điều hết sức quan trọng là cộng đồng quốc tế phải gác lại những bất đồng để thúc đẩy họ ngồi vào bàn đàm phán. Với một đất nước đang tan hoang vì chiến sự như Xy-ri, chỉ riêng việc gác súng lại để đối thoại đã là một sự tiến bộ rất đáng hoan nghênh./.
Cao Bằng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (01/03/2013)
Cao Bằng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (01/03/2013)
Ấn Độ công bố kế hoạch ngân sách tài khóa  (01/03/2013)
Tổng thống Bulgaria tuyên bố sẽ bầu cử vào tháng 5  (01/03/2013)
Iran-Pakistan chủ trương thúc đẩy hợp tác toàn diện  (01/03/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên