Hàn Quốc thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam
19:35, ngày 27-11-2012
Ngày 27-11-2012, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI-HCMC) phối hợp với Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (KOTRA) tổ chức hội thảo giới thiệu về “Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam”.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát triển cả về chất và lượng, trong đó giao dịch thương mại song phương cũng tăng lên đáng kể, đạt hơn 8,3 tỉ USD vào năm 2011. Bên cạnh đó, Việt Nam là thị trường đầu tư chủ yếu của Hàn Quốc ở các lĩnh vực: sắt thép, phát triển đô thị, khách sạn… Hiện nay, Hiệp định FTA Hàn Quốc - ASEAN đã mang lại nhiều hiệu quả trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, tuy nhiên Hàn Quốc và Việt Nam cần nâng tầm mối quan hệ tương xứng với quy mô nền kinh tế và sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới, mà cụ thể là hai nước phải nỗ lực thúc đẩy các vòng đàm phán, tiến đến ký kết Hiệp định FTA toàn diện để mở rộng giao lưu thương mại, kinh tế.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin, nắm bắt được những thuận lợi, khai thác hiệu quả các cơ hội và ưu đãi, cũng như hiểu về những thách thức để có sự chuẩn bị, chủ động định ra chiến lược tiếp cận và tăng khả năng xuất nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, các chuyên gia đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định FTA. Theo đó, nhiều hàng hóa sẽ được cắt giảm thuế, giúp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực cho các doanh nghiệp; đồng thời Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định FTA với Mỹ và EU, nếu Việt Nam và Hàn Quốc cũng ký kết Hiệp định FTA thì sẽ hưởng được những thuận lợi nhất định khi mở rộng hai thị trường trên.
Hiện tại, xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập trung ở các ngành sản xuất và khai thác mỏ, đặc biệt là trong thời gian gần đây đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm: mạch điện tử tích hợp, điện thoại, máy móc thiết bị… và nhập khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, dầu khí, than…/
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin, nắm bắt được những thuận lợi, khai thác hiệu quả các cơ hội và ưu đãi, cũng như hiểu về những thách thức để có sự chuẩn bị, chủ động định ra chiến lược tiếp cận và tăng khả năng xuất nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, các chuyên gia đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định FTA. Theo đó, nhiều hàng hóa sẽ được cắt giảm thuế, giúp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc, góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực cho các doanh nghiệp; đồng thời Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định FTA với Mỹ và EU, nếu Việt Nam và Hàn Quốc cũng ký kết Hiệp định FTA thì sẽ hưởng được những thuận lợi nhất định khi mở rộng hai thị trường trên.
Hiện tại, xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập trung ở các ngành sản xuất và khai thác mỏ, đặc biệt là trong thời gian gần đây đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các sản phẩm: mạch điện tử tích hợp, điện thoại, máy móc thiết bị… và nhập khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, dầu khí, than…/
Quyết tâm cải cách hệ thống tài chính theo hướng an toàn, vững chắc  (27/11/2012)
Mô hình Thổ Nhĩ Kỳ - sự lựa chọn phù hợp với Mỹ và phương Tây  (27/11/2012)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19-11-2012 đến ngày 25-11-2012)  (27/11/2012)
Tuần tin cải cách hành chính (từ ngày 19 đến 25 tháng 11-2012)  (27/11/2012)
Thủ tướng dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư  (26/11/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên