Mô hình Thổ Nhĩ Kỳ - sự lựa chọn phù hợp với Mỹ và phương Tây
19:27, ngày 27-11-2012
TCCSĐT - Theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ, NATO đã nhất trí cung cấp cho An-ca-ra hệ thống tên lửa tiên tiến Patriot để phòng thủ trước các cuộc tấn công từ Xy-ri. Tổng Thư ký NATO An-đơ Phóc Ra-xmút-xen (Anders Fogh Rasmussen) khẳng định mọi kế hoạch triển khai tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ đều nhằm mục đích phòng thủ, không phải phục vụ mục tiêu thiết lập khu vực cấm bay như phe đối lập ở Xy-ri kêu gọi.
Tuy nhiên, theo Hãng thông tấn Reuters ngày 22-11, Nga đã lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên triển khai các tên lửa đất đối không Patriot để bảo vệ khu vực biên giới bất ổn của nước này với Xy-ri. Thay vào đó, An-ca-ra (Ankara) nên dùng ảnh hưởng của mình để đạt được hòa bình tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga A-lếch-xan-đơ Lu-ca-sê-vích (Alexander Lukashevich) cho rằng: Các bước đi như vậy rõ ràng không làm tăng thêm sự lạc quan xét trên quan điểm một giải pháp chính trị. Vì thế, dư luận quốc tế đang đặt câu hỏi vì sao NATO lại sốt sắng với đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ như vậy?
Hình mẫu lý tưởng
“Sáng kiến đại Trung Đông” đã được các thời tổng thống tiền nhiệm của Mỹ xây dựng và công bố năm 2004, tiếp đến chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình khu vực Trung Đông - Bắc Phi và sự biến động trong thế giới Hồi giáo.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong “Sáng kiến đại Trung Đông” nên xem là đối tượng được hướng tới hay là một bên phối hợp; và liệu Thổ Nhĩ Kỳ có hành động theo định hướng của Mỹ hay không... Nhiều nhà phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng trở thành “một mô hình bản địa” riêng biệt và có tính độc lập với kế hoạch dài hạn của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ được coi là hình mẫu lý tưởng mà Mỹ đưa ra để minh chứng về “nền dân chủ Hồi giáo”. Đây cũng là lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quan trọng đối với cả thế giới phương Tây và thế giới Hồi giáo.
Trong khi đó, tại rất nhiều quốc gia Hồi giáo Trung Đông đang tồn tại các vấn đề chưa thể khắc phục được như vấn đề quyền phụ nữ trong xã hội, sự thiếu hụt của nền dân chủ, định kiến đối với phương Tây và với cuộc xung đột Pa-le-xtin - I-xra-en thì Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi lên như một nền dân chủ Hồi giáo điển hình. Đây là một mô hình phát triển với những đặc điểm nổi bật đáng để tham khảo đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực, nên Mỹ và phương Tây coi là hình mẫu lý tưởng.
Đối tác cần tranh thủ
Để Mỹ có thể thực hiện thành công chính sách “Đại Trung Đông” và đạt được các mục tiêu quan trọng như đấu tranh chống khủng bố, xây dựng hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh, phát triển kinh tế... thì Thổ Nhĩ Kỳ được xác định như một đối tác quan trọng cần tranh thủ.
Thông qua quan hệ đối tác với quốc gia này, Mỹ có thể tiếp cận được với hàng trăm triệu người Hồi giáo ôn hòa trong khắp khu vực Á - Âu, những người có mong muốn và nguyện vọng xây dựng một xã hội Hồi giáo hiện đại, hài hòa với các giá trị tôn giáo phù hợp.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trường hợp điển hình cho thấy không cần phải hy sinh đức tin tôn giáo mà vẫn có thể xây dựng được các thể chế nhà nước dân chủ, hiện đại có tính hội nhập quốc tế cao. Thổ Nhĩ Kỳ với sự lãnh đạo của đảng cầm quyền AKP, một chính đảng có nguồn gốc Hồi giáo, đã khiến cho quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia Trung Đông khác trở nên dễ gắn bó hơn.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một chính sách đối ngoại chủ động, quan tâm sâu sát đến các vấn đề khu vực, quốc tế và đặt mục tiêu giải quyết triệt để các vấn đề nghiêm trọng đang phát sinh tại Trung Đông khiến cho uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng lên.
Chính phủ của Tổng thống B. Ô-ba-ma hiện đang rất cần sự hợp tác của các quốc gia bản địa trong thực thi chính sách “Trung Đông mới” để có thể xóa bỏ ấn tượng tiêu cực về một thứ chủ nghĩa đơn phương kiểu Mỹ, và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng được lựa chọn.
Sự lựa chọn tối ưu
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách “Trung Đông mới” của Mỹ nhìn chung được đón nhận một cách tích cực với lý do quan trọng nhất là chính sách này đem lại những cơ hội có thể làm thay đổi bối cảnh khu vực, đặc biệt là thúc đẩy cải cách tại các nước lân cận với Thổ Nhĩ Kỳ trong thực thi chính sách Trung Đông và các mục tiêu chính sách nếu thực hiện được sẽ có vai trò rất quan trọng giúp bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến cách tiếp cận chính sách của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ khi phải nhìn nhận một thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ tuy có đa số người dân theo Hồi giáo nhưng lại là một quốc gia thế tục, một nền Cộng hòa đã hình thành và phát triển từ hơn 80 năm qua (kể từ khi đế chế Ottoman sụp đổ năm 1923). Bề dày phát triển của nền dân chủ Hồi giáo như vậy không thể có được ở các quốc gia hồi giáo Trung Đông - Bắc Phi khác và khiến cho bài học Thổ Nhĩ Kỳ không dễ nhân rộng.
Thổ Nhĩ Kỳ là một mô hình nhà nước Cộng hòa, là một nền dân chủ phi tôn giáo chứ không phải là một nền dân chủ Hồi giáo. Thực tế này khiến cho lý giải của Mỹ và một số quốc gia phương Tây khác về tấm gương sáng của một nền dân chủ Hồi giáo tuy có nhiều luận điểm đáng quan tâm nhưng cũng chưa thực sự thuyết phục.
Khi Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ chủ nghĩa thế tục ở Thổ Nhĩ Kỳ và lấy quốc gia này là một mô hình nghiên cứu về đất nước Hồi giáo hiện đại, có một nguy cơ khác phát sinh, đó là việc phương Tây khuyến khích gia tăng ảnh hưởng của tôn giáo trong hệ thống chính trị trong khi chưa tiên liệu được về những hậu quả có thể có đối với một xã hội Hồi giáo.
Mô hình Thổ Nhĩ Kỳ đang mang nhiều đặc điểm phù hợp để Mỹ và phương Tây có thể cân nhắc trong chính sách “Trung Đông mới” giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là khi phong trào “Mùa xuân A-rập” đã và đang diễn ra dẫn tới sự sụp đổ của nhiều nước Trung Đông - Bắc Phi thì mô hình Thổ Nhĩ Kỳ với thành tựu phát triển ấn tượng và khả năng giải quyết tương đối tốt các vấn đề xã hội, tôn giáo trong nước đã trở thành trường hợp mà giới nghiên cứu phương Tây đặc biệt quan tâm.
Điều đó lý giải vì sao NATO lại sốt sắng với đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tên lửa Patriot tại quốc gia này như vậy./.
Ghi chú: Chính sách “Đại Trung Đông” của Mỹ công bố năm 2004, sau này Tổng thống B. Ô-ba-ma gọi là Chính sách “Trung Đông mới”.
Hình mẫu lý tưởng
“Sáng kiến đại Trung Đông” đã được các thời tổng thống tiền nhiệm của Mỹ xây dựng và công bố năm 2004, tiếp đến chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình khu vực Trung Đông - Bắc Phi và sự biến động trong thế giới Hồi giáo.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong “Sáng kiến đại Trung Đông” nên xem là đối tượng được hướng tới hay là một bên phối hợp; và liệu Thổ Nhĩ Kỳ có hành động theo định hướng của Mỹ hay không... Nhiều nhà phân tích cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng trở thành “một mô hình bản địa” riêng biệt và có tính độc lập với kế hoạch dài hạn của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ được coi là hình mẫu lý tưởng mà Mỹ đưa ra để minh chứng về “nền dân chủ Hồi giáo”. Đây cũng là lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quan trọng đối với cả thế giới phương Tây và thế giới Hồi giáo.
Trong khi đó, tại rất nhiều quốc gia Hồi giáo Trung Đông đang tồn tại các vấn đề chưa thể khắc phục được như vấn đề quyền phụ nữ trong xã hội, sự thiếu hụt của nền dân chủ, định kiến đối với phương Tây và với cuộc xung đột Pa-le-xtin - I-xra-en thì Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi lên như một nền dân chủ Hồi giáo điển hình. Đây là một mô hình phát triển với những đặc điểm nổi bật đáng để tham khảo đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực, nên Mỹ và phương Tây coi là hình mẫu lý tưởng.
Đối tác cần tranh thủ
Để Mỹ có thể thực hiện thành công chính sách “Đại Trung Đông” và đạt được các mục tiêu quan trọng như đấu tranh chống khủng bố, xây dựng hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh, phát triển kinh tế... thì Thổ Nhĩ Kỳ được xác định như một đối tác quan trọng cần tranh thủ.
Thông qua quan hệ đối tác với quốc gia này, Mỹ có thể tiếp cận được với hàng trăm triệu người Hồi giáo ôn hòa trong khắp khu vực Á - Âu, những người có mong muốn và nguyện vọng xây dựng một xã hội Hồi giáo hiện đại, hài hòa với các giá trị tôn giáo phù hợp.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trường hợp điển hình cho thấy không cần phải hy sinh đức tin tôn giáo mà vẫn có thể xây dựng được các thể chế nhà nước dân chủ, hiện đại có tính hội nhập quốc tế cao. Thổ Nhĩ Kỳ với sự lãnh đạo của đảng cầm quyền AKP, một chính đảng có nguồn gốc Hồi giáo, đã khiến cho quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia Trung Đông khác trở nên dễ gắn bó hơn.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một chính sách đối ngoại chủ động, quan tâm sâu sát đến các vấn đề khu vực, quốc tế và đặt mục tiêu giải quyết triệt để các vấn đề nghiêm trọng đang phát sinh tại Trung Đông khiến cho uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng lên.
Chính phủ của Tổng thống B. Ô-ba-ma hiện đang rất cần sự hợp tác của các quốc gia bản địa trong thực thi chính sách “Trung Đông mới” để có thể xóa bỏ ấn tượng tiêu cực về một thứ chủ nghĩa đơn phương kiểu Mỹ, và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng được lựa chọn.
Sự lựa chọn tối ưu
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách “Trung Đông mới” của Mỹ nhìn chung được đón nhận một cách tích cực với lý do quan trọng nhất là chính sách này đem lại những cơ hội có thể làm thay đổi bối cảnh khu vực, đặc biệt là thúc đẩy cải cách tại các nước lân cận với Thổ Nhĩ Kỳ trong thực thi chính sách Trung Đông và các mục tiêu chính sách nếu thực hiện được sẽ có vai trò rất quan trọng giúp bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến cách tiếp cận chính sách của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ khi phải nhìn nhận một thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ tuy có đa số người dân theo Hồi giáo nhưng lại là một quốc gia thế tục, một nền Cộng hòa đã hình thành và phát triển từ hơn 80 năm qua (kể từ khi đế chế Ottoman sụp đổ năm 1923). Bề dày phát triển của nền dân chủ Hồi giáo như vậy không thể có được ở các quốc gia hồi giáo Trung Đông - Bắc Phi khác và khiến cho bài học Thổ Nhĩ Kỳ không dễ nhân rộng.
Thổ Nhĩ Kỳ là một mô hình nhà nước Cộng hòa, là một nền dân chủ phi tôn giáo chứ không phải là một nền dân chủ Hồi giáo. Thực tế này khiến cho lý giải của Mỹ và một số quốc gia phương Tây khác về tấm gương sáng của một nền dân chủ Hồi giáo tuy có nhiều luận điểm đáng quan tâm nhưng cũng chưa thực sự thuyết phục.
Khi Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ chủ nghĩa thế tục ở Thổ Nhĩ Kỳ và lấy quốc gia này là một mô hình nghiên cứu về đất nước Hồi giáo hiện đại, có một nguy cơ khác phát sinh, đó là việc phương Tây khuyến khích gia tăng ảnh hưởng của tôn giáo trong hệ thống chính trị trong khi chưa tiên liệu được về những hậu quả có thể có đối với một xã hội Hồi giáo.
Mô hình Thổ Nhĩ Kỳ đang mang nhiều đặc điểm phù hợp để Mỹ và phương Tây có thể cân nhắc trong chính sách “Trung Đông mới” giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là khi phong trào “Mùa xuân A-rập” đã và đang diễn ra dẫn tới sự sụp đổ của nhiều nước Trung Đông - Bắc Phi thì mô hình Thổ Nhĩ Kỳ với thành tựu phát triển ấn tượng và khả năng giải quyết tương đối tốt các vấn đề xã hội, tôn giáo trong nước đã trở thành trường hợp mà giới nghiên cứu phương Tây đặc biệt quan tâm.
Điều đó lý giải vì sao NATO lại sốt sắng với đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tên lửa Patriot tại quốc gia này như vậy./.
Ghi chú: Chính sách “Đại Trung Đông” của Mỹ công bố năm 2004, sau này Tổng thống B. Ô-ba-ma gọi là Chính sách “Trung Đông mới”.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19-11-2012 đến ngày 25-11-2012)  (27/11/2012)
Tuần tin cải cách hành chính (từ ngày 19 đến 25 tháng 11-2012)  (27/11/2012)
Thủ tướng dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư  (26/11/2012)
Thủ tướng tiếp Tổng Tham mưu trưởng quân đội Bulgaria  (26/11/2012)
Tổng Bí thư đến thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Long  (26/11/2012)
Các đồng chí lãnh đạo tiếp xúc cử tri tại các địa phương  (26/11/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên