Hội nghị Ngân hàng và Đầu tư Việt Nam 2012

Theo: TTXVN
22:09, ngày 07-06-2012
Ngày 7-6-2012, tại Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hyatt Regency Đà Nẵng đã chính thức khai mạc Hội nghị Ngân hàng và Đầu tư Việt Nam 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Euromoney Conferences tổ chức. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan trung ương, các tỉnh miền Trung và hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan.
Hội nghị nhằm mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu và tiếp cận thông tin về cơ hội đầu tư bất động sản, du lịch, bán lẻ, ngân hàng, cơ sở hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Hội nghị Ngân hàng và Đầu tư Việt Nam 2012 là một diễn đàn quốc tế, là dịp để kết nối doanh nghiệp, gặp gỡ đối tác...

Trong thời gian Hội nghị (2 ngày 7 và 8-6) sẽ diễn ra 9 phiên thảo luận chuyên đề, các diễn giả đến từ các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương và các đại biểu tham dự có dịp trao đổi về các vấn đề kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012...

Về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012, các diễn giả khẳng định; Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải đương đầu với những thách thức khó khăn từ các nhân tố trong nước và toàn cầu, tuy nhiên, với những nỗ lực chung từ nhiều cơ quan Chính phủ, đặc biệt là của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã cho thấy bước tiến quan trọng cho năm 2012.

Các diễn giả cũng đã tập trung phân tích những cơ hội và thách thức nào sẽ đến với nhà đầu tư khi Chính phủ chuyển từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu phát triển bền vững; Thàng công của Nghị quyết 11, liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong 6 tháng cuối năm nay không? triển vọng nào cho đồng Việt Nam? Liệu thâm hụt thương mại của Việt Nam có bình ổn trong thời gian tới? Các vấn đề có liên quan đến nhau là khả năng thanh toán của ngân hàng và giá trị bất động sản được giải quyết như thế nào? Mức tăng trưởng chậm của Trung Quốc và tình hình phục hối kinh tế chậm ở Mỹ và châu Âu có tác động xấu tới mức nào đến nền kinh tế của Việt Nam? Việc các nền kinh tế khu vực ngày càng phụ thuộc lẫn nhau có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam?...

Về lĩnh vực bất động sản, các đại biểu tập trung phân tích khi thị trường này vẫn đang đương đầu với tình trạng thiếu vốn, vì vậy yếu cầu về vốn chủ yếu của thị trường này là gì? làm thế bào để thị trường này giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, có thể có những nguồn vốn thay thế nào? Chính phủ đang có những động thái nào nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, công khai, minh bạch: Khi Chính phủ muốn khuyến khích đầu tư vào thị trường bất động sản, thì khung pháp lý cho nhà đầu tư sẽ đwọc thay đổi như thế nào? Làm thế nào để Việt Nam có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của thị trường bất động sản cho thuê? Những địa điểm nào đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận tiềm năng tốt nhất?...

Về nông nghiệp, một số nội dung quan trọng được tập trung trao đổi xoay quanh việc ngành nông nghiệp của Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước như thế nào? Làm thế nào để Việt Nam có thể xây dựng các thương hiệu và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu? Những giải pháp nào đang được triển khai nhằm phát triển các hoạt động nông nghiệp bền vững tại Việt Nam? Ngành nông nghiệp có những yêu cầu tài trợ gì?...

Lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã được các diễn giả phân tích, đánh giá tập trung vào việc những ngân hàng nào của Việt Nam đang nổi lên mạnh nhất từ hoạt động tái cấu trúc ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì gần đây? Những rủi ro thanh khoản mà lĩnh vực ngân hàng hiện đang đối mặt có mức độ như thế nào, điều này tác động như thế nào tới ngành công nghiệp của đất nước? Các giải pháp nhằm giảm hạn chế thành khoản vào khu vực sản xuất; Liệu ngân hàng Nhà nước có tiếp tục yêu cầu các ngân hàng yếu sap nhập vào các tháng tới không, có trở ngại gì cần vượt qua để sáp nhập thành công, những cuộc sáp nhập như thế có ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường? Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lõng chính sách tăng trưởng tín dụng cho khu vực ngân hàng trong những hoàn cảnh nào? Có cơ hội nào Chính phủ sẽ bán một phần các ngân hàng thụoc sở hữu nhà nước cho nhà đầu tư? Chính sách thắt chặt tín dụng ngân hàng có hiệu ứng dây chuyền gì trên thị trường chứng khoán và các thị trường tài sản khác; Các ngân hàng nước ngoài có thể có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ cho tăng trưởng ở Việt Nam?

Ở lĩnh vực tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cứng: Hội thảo đã tập trung phân tích việc các doanh nghiệp nhà nước có phản ứng như thế nào trước những thay đổi về chính sách; Những biện pháp nào đang được triển khai nhằm tăng cường tính minh bạc và quản trị công ty tại các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước làm thế nào để đáp ứng đầy đủ các yêu càu tăng cường hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sản xuất; Doanh nghiệp nhà nước có những yêu cầu gì về vốn; Khi nhà nước giảm bớt phần vốn tại các doanh nghiệp không thộc lĩnh vực trọng điểm, thì nhà đầu tư bên ngoài có những cơ hội gì?... Khi Chính phủ tập trung vào phát triển kinh tế bền vững, cần có những cải thiện gì về cơ sở hạ tàng để hỗ trợ quá trình đó; Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có những thách thức gì? Có những chính sách khuyến khích gì cho việc đầu tư vào cơ ở hạ tầng? Mô hình hợp tác công tư (PPP) có vai trò quan trọng như thế nào đối với nhu cầu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam, có những quy định mới gì khuyến khích mô hình PPP; Khi tính thành khoản ở Việt Nam còn duy trì ở mức thấp, vốn đầu cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam là từ đâu, cơ hội nào cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào lĩnh vực này; Khi nền kinh tế bình ổn, Việt Nam sẽ có những nhu cầu gì về phát triển cảng biển và giao thống vận tải?...

Đặc biệt, tại Hội nghị có một chuyên đề riêng giới thiệu về môi trường và cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng. Lảnh đạo Ủy ban nhân dân và các ngành liên quan thành phố Đà Nẵng đã tập trung giới thiệu, phân tích Đà Nẵng đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những năm gần đây, những có cấu nào cần có để đảm bảo tiếp tục tăng trưởng; Vị trí chiến lược của Đà Nẵng là cửa ngõ của Hành lang kinh tế Đông Tây và là trung tâm khu vực miền Trung đem lại cho nhà đầu tư những lợi thế gì; Đã Nẵng đã được xếp hạng cao trong nhiều năm về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, đứng đầu trong các năm 2008, 2009 và 2010, Đà Nẵng đem lại cho nhà đầu tư lợi thế cạnh tranh gì; Những biện pháp Đà Nẵng đang triển khai nhằm khuyến khích đầu tư trong khu vực. Những chủ trương, chính sách Đà Nẵng đang làm để nhà đầu tư được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng phát triển. Sự phát triển của nhiều khu công nghệ cao hiện đang coi Đà Nẵng như là trung tâm thu hút công nghệ, điều này mang lại cơ hội gì cho nhà đầu tư.../.