Nợ công châu Âu từ góc nhìn quân sự
TCCSĐT - Nợ công châu Âu đang là vấn đề rất nóng không chỉ của khu vực mà trên cả thế giới bởi tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn trong thời đại toàn cầu hóa. Người ta đang làm mọi cách để cứu các nước tránh khỏi sự đổ vỡ và đặc biệt là sự tan rã của Liên minh châu Âu; đáng chú ý là hậu quả của nó chưa phải đã dừng lại ở đó...
Nợ công châu Âu có nhiều nguyên nhân, nhưng cốt lõi vẫn là chi tiêu của nhà nước lớn hơn tiền của mà nó tạo ra. Xét từ góc độ nhà nước có thể thấy những vấn đề rất đáng quan tâm. Ở châu Âu hiện đang tồn tại kiểu nhà nước khá đặc thù bao gồm một nhà nước quốc gia và một nhà nước liên minh. Và nếu nhìn về hình thức thì mỗi người dân châu Âu đang gồng trên vai hai nhà nước: một quốc gia và một liên minh. Tuy nhiên, dù tổ chức theo hình thức nào thì đánh giá cuối cùng đối với một nhà nước vẫn là tinh gọn, hiệu quả.
Một nhà nước “ít tốn kém” như V.I.Lê-nin từng nhắc đến là một nhà nước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và chi phí thấp. Nhưng ở châu Âu việc tồn tại hai nhà nước rõ ràng về hình thức không thể gọn nhẹ bằng một nhà nước thống nhất. Nhà nước liên minh muốn tồn tại phải có đóng góp của các nhà nước thành viên. Nhà nước thành viên muốn tồn tại phải có sự đóng góp của nhân dân. Vậy là nhân dân vẫn là cái gốc của mỗi nhà nước cả thành viên lẫn liên minh. Điều đáng chú ý là nhà nước thành viên hoạt động thế nào và cấu trúc ra sao thì nhà nước liên minh cũng phải như thế về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng...). Do đó, mọi mặt đời sống của châu Âu đều có hai nhà nước này quản lý điều hành, nhà nước hai tầng. Rõ nét nhất là về mặt quốc phòng, các nhà nước thành viên đều có lực lượng vũ trang hay là quân đội để bảo vệ đất nước và chế độ. Mặc dù rất tốn kém nhưng ở châu Âu vẫn tồn tại hai tầng quân đội. Do vậy, chi phí cho quốc phòng sẽ phải tăng gấp đôi. Vấn đề là xây dựng quân đội để phòng vệ Tổ quốc thì ít tốn kém hơn nhiều so với việc xây dựng một hệ thống quân đội để tham chiến tại các nước.
Năm 2011 vừa qua, Mỹ đã “chỉ đạo” NATO - lực lượng vũ trang của châu Âu hay gọi là quân đội của Liên minh châu Âu tham chiến trực tiếp tại Libya. Điều này chắc hẳn sẽ giúp Mỹ giảm bớt gánh nặng và nhường lại trách nhiệm chi phí cho NATO gánh vác. NATO, hay suy cho cùng là dân lành châu Âu sẽ phải gánh chịu những tổn thất về quân sự trên. Và mô hình Mỹ + NATO đang rất muốn được lặp lại, chí ít là đối với Iran, Sirya... Có lẽ vậy mà NATO, hay nhà nước Liên minh châu Âu đang phải tính toán lại cách chi tiêu cho quân sự của mình bằng cách dự định thông qua một giải pháp mang tên “Phòng thủ thông minh" tại Hội nghị cấp cao dự kiến tổ chức ở Chicago (Mỹ) vào tháng 5 tới. Với giải pháp này, NATO sẽ có thể kết hợp khả năng và ưu thế của tất cả các thành viên NATO để tạo ra hiệu ứng cộng hưởng và tác dụng tổng hợp, cùng nhau vũ trang và sử dụng thiết bị quân sự, liên kết quân đội và mở rộng quan hệ đối tác an ninh trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù chưa được thông qua nhưng dư luận cho rằng, giải pháp này cũng không giúp NATO giảm thiểu chi phí cho quân sự là bao. Trong hoàn cảnh nợ công ở châu Âu đang “đầm đìa và bí bách” như hiện nay, nếu EU lại công bố số tiền mà NATO phải chi, số lính mà NATO đã chết ở Libya hay Afghanistan thì hậu quả sẽ thật khó lường...
Số tiền được chi cho việc tham chiến hay thực chất là đem bom đạn phá hoại, bắn giết người dân lành nước ngoài nếu được đem tái thiết đất nước, cải thiện đời sống nhân dân ở các nước châu Âu chắc sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, ai cũng biết, cuộc chiến tại Libya hay Trung Đông thực chất là cuộc chiến dầu lửa. Người có lợi là các công ty của một vài nước có tiềm lực và có tham chiến “tích cực” tại đó. Nhưng hậu quả thì những người dân thường, những quốc gia yếu kém phải gánh chịu. Có lẽ ai cũng biết, ngoài Mỹ ra, chỉ Anh, Pháp, Đức... và một số ít, chứ không phải tất cả các nước châu Âu được hưởng lợi ở Trung Đông khi chia phần “chiếc bánh dầu lửa”. Vì thế, đã đến lúc châu Âu phải điều chỉnh lại hướng đi, chí ít là về mặt quốc phòng hay quân sự. Và rõ ràng, việc giảm bớt lực lượng vũ trang, giảm trừ chiến tranh, đầu tư cho phát triển kinh tế sẽ phần nào giúp nợ công ở châu Âu bớt đi nghiêm trọng./.
10 nội dung tập trung thanh tra phòng, chống tham nhũng năm 2012  (24/02/2012)
10 nội dung tập trung thanh tra phòng, chống tham nhũng năm 2012  (24/02/2012)
Lào tặng huân chương cho Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Việt Nam  (23/02/2012)
Phó Thủ tướng hội kiến Thủ tướng Lào tại Kon Tum  (23/02/2012)
Đoàn Đảng Dân chủ xã hội Đức thăm Việt Nam  (23/02/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay