Diễn biến mới, cục diện mới
Dưới tác động trung gian hòa giải của Ai cập, Fatah và Hamas đã đạt được thoả thuận về khắc phục mọi bất đồng quan điểm và vướng mắc từ sau cuộc bầu cử nghị viện ở Pa-le-xtin năm 2006 đến nay, tiến tới chấm dứt tình trạng “một Pa-le-xtin – hai chính phủ”. Tình trạng đó không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn nội bộ Pa-le-xtin, mà còn là sự cát cứ về lãnh thổ và quyền lực giữa hai phe phái chủ yếu này. Sự phân rẽ đó lại là cản trở chủ yếu đối với việc hình thành một nhà nước Pa-le-xtin độc lập và thống nhất trên các khu vực lãnh thổ của người Pa-le-xtin. Cả Mỹ lẫn I-xra-en đều vin vào việc Hamas cát cứ lãnh thổ và quyền lực ở dải Ga-da để trì hoãn tiến trình hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, gây áp lực với Fatah và chính quyền tự trị Pa-le-xtin của Tổng thống Pa-le-xtin M. Áp-bát. Cho nên việc hai phe phái này ở Pa-le-xtin hòa giải với nhau sẽ phá vỡ chiến lược lâu nay của I-xra-en đối với Pa-le-xtin và đẩy cả I-xra-en lẫn Mỹ và tình thế bị động đối phó.
Không có gì là ngạc nhiên khi đích thân Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu lên tiếng bác bỏ thoả thuận mới đạt được giữa Hamas và Fatah mặc dù đó là chuyện nội bộ của Pa-le-xtin. Điều khiến ông Nê-ta-ni-a-hu và Mỹ lo ngại hơn là thỏa thuận mới này mở đường cho khả năng Liên hợp quốc vào tháng 9 tới công nhận Pa-le-xtin là nhà nước độc lập dễ trở thành hiện thực hơn. Khi đó, Mỹ và I-xra-en lại càng thêm bị động và đều bị đặt trước sự đã rồi. Cũng chính vì thế mà thời điểm tháng 9 với triển vọng ấy là một trong những áp lực rất quyết định khiến cả Hamas lẫn Fatah phải nhảy ra khỏi cái bóng của chính mình để đi tới thoả hiệp với nhau.
Theo những gì đã được công bố thì Hamas và Fatah còn đã nhất trí hợp nhất lực lượng an ninh của hai bên, trao đổi tù binh và tiến hành tổng tuyển cử trong thời gian 8 tháng tới. Việc các phe phái nội bộ Pa-le-xtin hòa giải với nhau và hạ quyết tâm cùng đồng hành trong thời gian tới là điều mấu chốt nhất trong cục diện mới ở Trung Đông. Hamas và Fatah đã nhiều lần nhất trí rồi lại đất đồng quan điểm, đồng hành rồi lại phân ngả, nhưng không thể có giải pháp hòa bình lâu bền ở Trung Đông nếu không lôi kéo và liên kết Hamas, tranh thủ và ràng buộc Hamas, cũng như không thể có nhà nước Pa-le-xtin độc lập chỉ do riêng Fatah lãnh đạo. Mỹ và I-xra-en sớm muộn rồi cũng phải chấp nhận thực tế đó. Vì thế, sự hòa giải này ở Pa-le-xtin khơi dậy hy vọng mới về khởi động lại toàn bộ tiến trình hòa bình và hòa giải giữa I-xra-en và Pa-le-xtin./.
Tại sao châu Âu cần Thổ Nhĩ Kỳ?  (09/05/2011)
Được chăng hay chớ  (09/05/2011)
Dựa láng giềng gần, nhằm đối tác xa  (09/05/2011)
Để có một Quốc hội mới thực mạnh  (09/05/2011)
Ngư ông đắc lợi  (09/05/2011)
Chiếc cầu khó bắc qua hố ngăn cách Đông - Tây  (09/05/2011)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên