Chiếc cầu khó bắc qua hố ngăn cách Đông - Tây
Từ triển vọng đầy ấn tượng
Trước chuyến thăm U-crai-na của Thủ tướng Nga V.Pu-tin, các chuyên gia phân tích kinh tế đã tính toán về những lợi ích mà U-crai-na được hưởng khi gia nhập Liên minh Hải quan. Theo ông Va-le-ri Gô-lu-bep, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Gazprom của Nga, ước tính lợi ích mà U-crai-na được hưởng có thể lên tới 8 tỉ USD. Còn theo tính toán của phía U-crai-na, con số đó có thể lên tới 10 tỉ USD, trong đó, gồm 3 tỉ USD miễn thuế nhập khẩu dầu mỏ, 500 triệu USD miễn thuế nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Nga; 4,5 tỉ do giảm giá khí đốt xuất khẩu sang U-crai-na; 1,9 tỉ USD do thay đổi cam kết của của U-crai-na trước WTO một khi gia nhập Liên minh Hải quan.
Trước khi lên đường thăm U-crai-na, phát biểu trước các nhà báo, Thủ tướng Nga V.Pu-tin cho biết việc U-crai-na tham gia Liên minh Hải quan và không gian kinh tế thống nhất Á - Âu sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình liên kết trong không gian hậu Xô Viết, đồng thời, giá khí đốt của Nga xuất sang U-crai-na sẽ giảm gần một nửa. Nga và U-crai-na có thể sẽ thỏa thuận về triển vọng thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực chế tạo máy bay, nghiên cứu và chinh phục vũ trụ, tổ hợp nông - công nghiệp, công nghệ cao, đóng tàu và năng lượng.
Đến chuyến thăm không đạt kết quả như mong muốn
Theo nhận xét của giới phân tích, chuyến thăm chính thức U-crai-na của Thủ tướng Nga V.Pu-tin đã không đạt được kết quả như mong đợi. Sở dĩ như vậy là do U-crai-na sau khi chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hướng về EU, chỉ yêu cầu Nga tiếp tục giảm giá khí đốt. Còn Nga lại đặt ra trước U-crai-na một vấn đề về khả năng U-crai-na gia nhập Liên minh Thuế quan.
Tổng thống U-crai-na, ông V. Y-a-nu-cô-vích đang đứng trước ngã ba đường. Một mặt, ông chủ trương hợp tác chặt chẽ hơn với Liên minh Thuế quan theo “công thức 3+1”. Mặc dù V. Y-a-nu-cô-vích không giải thích cụ thể nội dung của công thức này nhưng thư ký phụ trách Ủy ban Liên minh Thuế quan lại đánh giá “công thức 3+1” có nghĩa là sự tham gia đầy đủ của U-crai-na vào Liên minh này. Mặt khác, Tổng thống U-crai-na V. Y-a-nu-cô-vích lại muốn thành lập khu vực tự do thương mại với EU. Thủ tướng N. A-da-rốp cũng đã từng tuyên bố rằng: việc U-crai-na tham gia Liên minh Thuế quan và việc U-crai-na chủ trương xây dựng khu vực tự do thương mại với EU không loại trừ lẫn nhau.
Tuyên bố là thế, nhưng trên thực tế, đây là hai việc hoàn toàn khác nhau, như nước với dầu không thể hòa lẫn vào nhau được. Theo Thứ trưởng Bộ Kinh tế U-crai-na Va-le-ri Pi-at-nhi-xki, nhà đàm phán chủ chốt giữa Ki-ép và EU, thì việc U-crai-na gia nhập Liên minh Thuế quan cũng có nghĩa là việc quốc gia này từ bỏ khu vực tự do thương mại với EU. Mà điều này lại trái với chủ trương của ông V. Y-a-nu-cô-vích hội nhập sâu hơn với phương Tây.
Vì thế, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng: Tổng thống U-crai-na, ông V. Y-a-nu-cô-vích, đưa ra “công thức 3+1” chỉ là nhằm đạt được một điều duy nhất là hạ thấp hơn nữa giá khí đốt nhập khẩu từ Nga cộng với việc bảo đảm chuyển tải khí đốt của Nga theo hệ thống đường ống dẫn đi qua lãnh thổ U-crai-na sang các nước châu Âu. Trong khi đó, Mát-xcơ-va muốn đổi lại việc chấp nhận giá khí đốt thấp xuất sang U-crai-na để phát triển quan hệ hợp tác với Ki-ép trong lĩnh vực khí đốt. Mat-xcơ-va đã từng đề xuất với Ki-ep liên kết hai hãng dầu khí "Naftogaz” của U-crai-na và “Gazprom” của Nga để kiểm soát hệ thống vận tải khí đốt dưới quyền kiểm soát của Nga, nhưng đến nay chưa có bất kỳ tiến triển nào theo hướng đó.
Ngoài ra, các cuộc đàm phán về những vấn đề liên quan tới việc U-crai-na đồng ý kéo dài thời Nga thuê căn cứ hải quân ở Xê-pha-xtô-pôn thêm 25 năm và Nga giảm giá khí đốt cho U-crai-na 30% hết sức chậm chạp và hiện chưa đem lại một kết quả nào, nếu không muốn nói là bế tắc.
Những gì mà Tổng thống U-crai-na V.Y-a-nu-cô-vích tuyên bố khi ông nhậm chức là sẽ bắc “chiếc cầu” qua hố ngăn cách Đông -Tây, cụ thể, là giữa Nga và châu Âu thật chẳng dễ dàng chút nào.
Theo các chuyên gia phân tích, trong quan hệ với Nga, ông V. Y-a-nu-cô-vích không thể yêu cầu được nhận sự ưu đãi quá nhiều từ phía Nga mà không có những bước nhân nhượng trên thực tế. Vả lại, việc cho Nga thuê căn cứ hải quân Xê-va-xtô-pôn không chỉ đáp ứng lợi ích chiến lược của Nga mà cả lợi ích chiến lược lâu dài của U-crai-na tại một vùng biển có ý nghĩa quan trọng trong bàn cờ địa - chính trị trong thế kỷ XXI trên lục địa Á - Âu./.
Quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam - U-crai-na  (09/05/2011)
Thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2010 và định hướng năm 2011  (09/05/2011)
Di cư tự do với sự phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên  (09/05/2011)
Vị thế Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực thế giới  (09/05/2011)
Một số vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới quan hệ Nga - EU hiện nay  (09/05/2011)
Vạn sự khởi đầu nan  (09/05/2011)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên