Tổng tuyển cử Thái Lan: cốc nước nóng không làm dịu cơn khát
Đúng 15 giờ chiều 23-12, tất cả 88.500 điểm bỏ phiếu của 157 khu vực bầu cử ở Thái Lan đã đồng loạt đóng cửa, kết thúc cuộc tổng tuyển cử lần thứ 23 của nước này trong trật tự và hòa bình. Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) - Đảng ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin - với số phiếu cao nhất đã giành chiến thắng. Đứng thứ hai là Đảng dân chủ.
Người dân Thái Lan chờ đợi gì sau cuộc bầu cử
Ông Samak Sundaravej - 72 tuổi, thủ lĩnh Đảng Quyền lực nhân dân (PPP), người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin khẳng định: ưu tiên của họ nếu thắng cử là sửa lại hiến pháp và đưa ông Thaksin về nước. Báo chí địa phương gọi ông Samak Sundaravej là "khủng long chính trị”. Ông Samak có phong cách nhà binh với quan điểm cứng rắn. |
Theo Thời báo Bangkok, hơn hai năm liên tục biến động về chính trị khiến hầu hết người dân đều mệt mỏi. Nền kinh tế Thái Lan đã chịu ảnh hưởng nhiều do cuộc đảo chính, chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 4,3% - mức thấp nhất ở Đông Nam Á.
Còn theo hãng tin AFP, dù kết quả như thế nào, giới doanh nhân Thái chưa thực sự tin tưởng vào khả năng hồi sinh của nền kinh tế Thái sau 2 năm khủng hoảng chính trị và một số chính sách kinh tế bất cập. Mặc dù vậy, khá nhiều nhà lãnh đạo kinh tế vẫn hy vọng sau cuộc tổng tuyển cử ngày 23-12, chính phủ mới sẽ đưa ra những chính sách kinh tế chặt chẽ hơn, cải thiện mức tăng trưởng kinh tế Thái Lan vốn chậm chạp nhất so với các nước trong khối ASEAN.
Ông Peter Van Haren, Chủ tịch Phòng Thương mại chung của nước ngoài ở Thái Lan, nhận xét: “Nếu chính phủ mới (sau bầu cử) hành động nhanh chóng thì kinh tế sẽ khởi sắc ngay lập tức”. Ngược lại, ông Pornsifp Oatcharintanakul, Thứ trưởng Thương mại Thái Lan thì không tin rằng kinh tế Thái sẽ khởi sắc sau bầu cử. Bởi ông cho rằng chính phủ mới chắc chắn là một chính phủ liên hiệp, vì vậy rất khó đưa ra những quyết định dứt khoát. Với đồng baht mạnh và giá dầu cao như hiện nay, ngành xuất khẩu Thái sẽ bị tổn thương trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái.
Ngân hàng Thế giới dự báo rằng tăng trưởng năm 2008 của Thái Lan là 4,6%. Tuy nhiên, một số doanh nhân Thái tỏ ra bi quan. Twatchai Yongkittikul, Tổng Thư ký Hội Chủ ngân hàng Thái, nhận định: “Với những yếu tố bên ngoài như giá dầu lửa cao ngất ngưởng và lạm phát trên toàn thế giới, nền chính trị bất ổn kéo dài có thể đẩy kinh tế Thái vào chỗ hiểm nguy. Điều đáng lo là chúng tôi không chắc chính phủ liên hiệp mới đạt được sự nhất quán trong chính sách kinh tế”.
Hồi kết còn để ngỏ...
Theo bình luận của một số tờ báo, chiến thắng của đảng PPP là một đòn đánh vào những tướng lĩnh đã từng tổ chức cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướngThaksin. Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy những bất ổn ởThái Lan vẫn chưa thể giải quyết khi đảng PPP không giành đủ đa số ghế để thành lập một chính phủ riêng trong bối cảnh hiện không đảng nào lên tiếng sẵn sàng thành lập liên minh với PPP. Trong khi đó, lại có những khả năng về việc Đảng Quốc gia Thái, đảng về thứ 3 trong cuộc bỏ phiếu, sẽ gia nhập liên minh với Đảng Dân chủ để hình thành một liên minh chống đảng PPP nhằm tẩy chay PPP.
Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont, người được lựa chọn đứng đầu chính phủ lâm thời sau cuộc đảo chính đã phát biểu tất cả các bên nên chấp nhậnkết quả bầu cử bất kể nó như thế nào vì "đó là sự lựa chọn của nhân dân". Phó Thủ tướng Sonthi Boonyaratglin – thủ lĩnh nhóm tướng làm đảo chính nguôi cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra hồi tháng 9 năm ngoái – tuyên bố sẽ chấp nhận bất cứ kết quả bầu cử nào để tái lập dân chủ ở Thái Lan
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack tuyên bố Mỹ hoan nghênh những thông tin ban đầu cho thấy cuộc bầu cử quốc hội của Thái Lan được tiến hành một cách tự do và công bằng. Ông Sean McCormack cũng chúc mừng người dân Thái Lan và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng kết quả cuộc bầu cử này.
Bồ Đào Nha, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh Châu Âu (EU), cũng lên tiếng hoan nghênh cuộc bầu cử quốc hội ở Thái Lan, gọi đó là "cột mốc quan trọng" trên con đường trở lại trật tự hiến pháp tại nước này.
Để công tác xóa đói, giảm nghèo tiến triển vững chắc  (24/12/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay