Thành phố Hà Nội chú trọng phát triển chất lượng giáo dục thường xuyên
TCCS - Với những nỗ lực không ngừng, giáo dục thường xuyên ở thành phố Hà Nội đã và đang có sự thay đổi vượt bậc về chất và lượng.
Quyết tâm vượt khó và tích cực đổi mới trong công tác dạy và học
Hiện nay, mạng lưới giáo dục thường xuyên ở thành phố Hà Nội có: 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 53 trường trung cấp, cao đẳng có dạy văn hóa kết hợp dạy nghề; 579 trung tâm học tập cộng đồng, 912 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 95 trung tâm bồi dưỡng kỹ năng. Số học viên chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở là trên 1.700 học viên, học viên chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông là trên 51.000 học viên (bao gồm học viên học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp, cao đẳng).
Một trong những khó khăn đặt ra tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là tỷ lệ giáo viên biên chế thấp, chủ yếu là giáo viên hợp đồng. Với tinh thần quyết tâm vượt khó và tích cực đổi mới trong công tác tổ chức, quản trị của đơn vị, kết quả rèn luyện và học tập của học viên giáo dục thường xuyên từng bước nâng lên; số học viên có kết quả rèn luyện tốt, học tập giỏi đạt tỷ lệ cao. Một trong các đơn vị tiêu biểu là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mê Linh (Hà Nội). Trong năm học 2023 - 2024, trên tinh thần quyết tâm, chủ động, sáng tạo, đổi mới, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mê Linh luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hướng tới giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần xây dựng xã hội học tập. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, trung tâm đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ngày càng hiện đại. Trong đó, trung tâm đã xây mới 1 tòa nhà 12 phòng học và sửa chữa lại 4 tòa nhà, trang bị máy tính, lắp camera tại tất cả hành lang và các phòng học,… Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, thầy và trò trung tâm đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt tăng theo từng năm. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2023 đạt 98,88%; nhiều học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố đã đạt kết quả cao, trong đó có cả các giải Nhất, giải Nhì, giải Ba ở nhiều môn học. Bên cạnh đó, nhờ trung tâm thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để gắn học lý thuyết với thực hành, chất lượng đào tạo được nâng cao, gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Nhờ liên kết với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài huyện, thực hiện tuyển sinh đào tạo theo đơn đặt hàng cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các khu công nghiệp, nhà máy... nên tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp các hệ ra trường đều có việc làm ổn định ở mức cao.
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong nâng cao chất lượng đào tạo, những năm gần đây số lượng học sinh đăng ký vào học tại trung tâm đều đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao. Năm học 2023 - 2024, trung tâm có 39 lớp với 1.646 học sinh hệ giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông, trong đó: Khối 10 có 14 lớp với 621 học sinh; khối 11 có 14 lớp với 588 học sinh; khối 12 có 11 lớp với 437 học sinh. Với những kết quả đã đạt được cùng sự nhiệt huyết, tận tâm của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong năm học này, thầy và trò Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mê Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Một số khó khăn và phương hướng khắc phục
Do chất lượng tuyển đầu vào chưa cao, các đơn vị giáo dục thường xuyên tại Hà Nội luôn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi phải nỗ lực vận động, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tăng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông. Một số khó khăn cơ bản có thể kể đến, như: tỷ lệ giáo viên trong biên chế ít, trang thiết bị và đồ dùng dạy học hạn chế; đa số học viên có hoàn cảnh khó khăn,một số thiếu sự quan tâm sát sao của gia đình; một số học viên phải đi học xa, đường sá không thuận lợi nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập. Chính vì vậy, một số trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường nghề mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kéo dài thời gian tuyển sinh, nhập học của loại hình trường này thêm một tuần so với quy định hiện hành để tạo điều kiện cho các trung tâm có thời gian hướng dẫn, vận động học sinh theo học. Trong quá trình học và ôn thi tốt nghiệp, ngoài những đợt thi khảo sát và thi thử do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, các nhà trường còn tổ chức thêm nhiều đợt thi thử để học sinh củng cố kiến thức, làm quen với các dạng đề và tiếp tục phân loại học sinh; cử những học viên học tốt kèm học viên học chưa tốt; phát động phong trào giáo viên hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kết quả học tập chưa tốt.
Cùng với việc uốn nắn, nhắc nhở kịp thời những học sinh chưa tích cực, không làm bài tập, các nhà trường còn có chính sách tuyên dương, động viên những học sinh tích cực, tiến bộ trong quá trình học tập; phối hợp tốt với gia đình trong công tác quản lý, giáo dục học sinh; giải đáp thắc mắc, giải tỏa tâm lý cho các em…
Dự kiến trong năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm; trong đó có việc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập; tổ chức Tuần lễ hưởng ứng Học tập suốt đời, Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam; đánh giá, công nhận các Đơn vị học tập, Cộng đồng học tập; tăng cường công tác chỉ đạo, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cộng tác viên; huy động nguồn lực cho giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, quản trị cơ sở giáo dục thường xuyên; triển khai học bạ số, nâng cao hiệu quả dạy học trên môi trường số. Đặc biệt, giáo dục thường xuyên là ngành chủ trì trong thực hiện kế hoạch đưa Hà Nội tham gia mạng lưới các Thành phố học tập của Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 -2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ngày 15-8-2024, nhiều kiến nghị từ các trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở đào tạo nghề đã được đưa ra liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính; định mức thu học phí; thiếu biên chế giáo viên; chú trọng công tác thi đua khen thưởng; sớm công bố cấu trúc định dạng, ngân hàng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình mới cũng như Quy chế xét tốt nghiệp trung học phổ thông; đẩy mạnh chương trình truyền thông về hệ thống trường nghề để nâng cao nhận thức của phụ huynh và xã hội. Ngoài ra, nhiều đơn vị kiến nghị chuyển các đơn vị ngành giáo dục thường xuyên về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý để thuận lợi và phù hợp hơn trong công tác quản trị và chỉ đạo chuyên môn.
Những kết quả trên và những nỗ lực của ngành học giáo dục thường xuyên thành phố Hà Nội đã đạt được trong năm học qua thật đáng trân trọng, tự hào, ngành giáo dục thường xuyên Hà Nội tiếp tục phát huy thành quả đạt được trong năm học tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý ngành học giáo dục thường xuyên quan tâm, rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để bảo đảm an ninh, an toàn cho học viên trước thềm năm học mới 2024 - 2025; đồng thời sẽ tiếp tục quan tâm tập huấn, phát triển đội ngũ giáo viên, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào cuộc sống…/.
Giải pháp góp phần tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ Thủ đô  (01/10/2024)
Hà Nội cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phân cấp phân quyền trong phát triển giáo dục  (01/10/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển