Làm đẹp thêm truyền thống nhân ái của dân tộc
“Thưa các đồng chí đại biểu và các vị khách quý,
Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí,
Trong không khí vui tươi, đầm ấm của những ngày đầu năm 2019, hôm nay tôi rất vui mừng đến dự Chương trình "Sức mạnh nhân đạo" do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức - một sự kiện hết sức có ý nghĩa. Trước hết, tôi xin được thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gửi tới các vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể đồng chí, đồng bào lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Như chúng ta đều biết, nhân đạo luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, được trao truyền từ đời này qua đời khác. Nhân đạo là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người; là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khoẻ, trí tuệ cho những người kém may mắn trong xã hội; là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội. Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức của con người, về sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao phẩm giá con người.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, giá trị nhân đạo ấy càng được nhân lên mạnh mẽ ở một tầm cao mới; và Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc, là một tấm gương mẫu mực. Trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Người, tư tưởng nhân đạo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Bác thường căn dặn: "Việc gì có lợi cho người dân thì dù nhỏ cũng cố gắng làm"; "phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ". Làm bất kỳ việc gì, Người đều nghĩ đến dân. Người luôn đặt hạnh phúc của nhân dân, sự hưng thịnh của dân tộc làm mục tiêu tối thượng.
Trong công tác nhân đạo đầy ý nghĩa đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ năm 1946 Bác Hồ đã sáng lập ra Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và chính Người là vị Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội từ năm 1946 đến năm 1969. Chúng ta rất tự hào được thừa hưởng và phát huy truyền thống nhân ái, nhân văn tốt đẹp ấy, và sau hơn 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã trở thành một tổ chức nhân đạo chuyên nghiệp, gắn bó và hoà đồng vào cuộc sống của nhân dân với gần 8,5 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, hoạt động tại hơn 17.000 tổ chức Hội cơ sở.
Trong những năm gần đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có nhiều đổi mới tổ chức và hoạt động, đóng góp tích cực và thiết thực vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chỉ nói ví dụ riêng Chương trình "xoá đói, giảm nghèo" của nước ta được Liên hợp quốc đánh giá là "thành công ở tầm thế giới".
Hôm nay, trong Chương trình "Sức mạnh nhân đạo" do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức, chúng ta càng thấm nhuần tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh để nhìn lại những đóng góp quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, các cơ quan, tổ chức chăm lo cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong năm qua, đồng thời khởi động một mùa hoạt động nhân đạo của năm mới với tinh thần "Chữ thập đỏ - Vì mọi người, ở mọi nơi", "Tất cả vì người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội". Tôi đánh giá cao sáng kiến của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức sự kiện "Sức mạnh nhân đạo" hằng năm với mục đích tốt đẹp đó. Nhân dịp này, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn những đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, sự đóng góp của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân cho công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong những năm qua, nhờ đó hàng triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn vơi đi những nhọc nhằn, vươn lên trong cuộc sống; và cũng nhờ đó, các giá trị nhân đạo ngày càng được lan toả, đã và đang trở thành nét đẹp không thể thiếu trong đời sống cộng đồng.
Thưa đồng bào, đồng chí, các vị khách quý,
Trong năm 2019 và các năm tới, đất nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để phát triển và hội nhập quốc tế; đồng thời cũng còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nước ta vẫn còn một bộ phận người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn dễ bị tổn thương, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Đảng, Nhà nước ta tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội để từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, giúp người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên hòa nhập cuộc sống. Trong sự nghiệp đó, không thể thiếu vai trò của cộng đồng, xã hội. Nhân sự kiện "Sức mạnh nhân đạo" hôm nay và hưởng ứng Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Kỷ Hợi do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động, tôi kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân tiếp tục cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chung sức với Đảng và Nhà nước, trợ giúp ngày càng hiệu quả hơn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hãy tiếp tục là một địa chỉ tin cậy để các tầng lớp nhân dân cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gửi gắm lòng tin, chia sẻ đóng góp trong các hoạt động nhân đạo, góp phần làm đẹp thêm bản chất nhân văn của chế độ ta, truyền thống nhân ái của dân tộc ta.
Thưa đồng bào, đồng chí, các vị khách quý,
Chúng ta đang ở những thời khắc cuối cùng của năm Mậu Tuất và chuẩn bị chào đón một mùa xuân mới - Xuân Kỷ Hợi đang đến gần. Tôi thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí, các vị khách quốc tế cùng toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong cả nước, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Chúc Chương trình "Sức mạnh nhân đạo" 2019 và Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Kỷ Hợi 2019 thành công.
Xin trân trọng cảm ơn”./.
Bức tranh kinh tế, thương mại toàn cầu có “sáng” hơn trong năm 2019?  (13/01/2019)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Trịnh Đình Dũng  (13/01/2019)
Bàn giải pháp cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn  (13/01/2019)
Bàn giải pháp cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn  (13/01/2019)
Các đồng chí lãnh đạo thăm hỏi và chúc Tết bà con trên cả nước  (13/01/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay