Thủ tướng Lào đến Việt Nam đồng chủ trì Kỳ họp thứ 41 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào
21:36, ngày 05-01-2019
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 41 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào tại Hà Nội, từ ngày 05 và 06-01-2019.
Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith có: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam Souphanh Keomixay; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Bosengkham Vongdala; Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Khammany Inthilath; Bộ trưởng Bộ Công Thương Khemmani Pholsena; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Bounchanh Sinthavong; Thứ trưởng Giáo dục và Thể thao Kongsay Sengmany; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Souvone Leuangbounmy; Thứ trưởng Bộ Tài chính Atsaphangthong Siphandone; Thứ trưởng Bộ Công an Sinthavong Sayakone; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lào tại Việt Nam Thongsavanh Phomvihan; Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Somephone Sichaleun; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam Khampheuy Keokinnaly; Thứ trưởng, Thư ký Thủ tướng Malaythong Kommasith.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith sinh ngày 10-11-1945, tại tỉnh Houaphan, Lào. Từ năm 1962 đến năm 1969, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Mặt trận Lào yêu nước, tỉnh Houaphan, Lào; từ năm 1973-1978 là thạc sỹ Ngôn ngữ-Văn học, Học viện Giáo dục Gerzen tại Thành phố Saint Peterburg, Liên Xô; từ năm 1981 đến năm 1984 là tiến sỹ Lịch sử Quan hệ quốc tế, Học viện Khoa học xã hội, Moskva, Liên Xô.
Quá trình công tác của Thủ tướng Thongloun Sisoulith: Năm 1967 đến năm 1969, ông là chuyên viên chính, Vụ Giáo dục phổ thông, Mặt trận Lào yêu nước, tại tỉnh Houaphan, Lào.
Từ năm 1969 đến năm 1973, ông là chuyên viên chính, Văn phòng Đại diện Mặt trận Lào yêu nước tại Hà Nội; từ năm 1978-1979, là giảng viên Trường Đại học Vientiane; từ năm 1979-1981, là thư ký Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục. Từ năm 1985 đến năm 1986, ông là Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Phủ Thủ tướng.
Từ năm 1987 đến năm 1992, ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Năm 1993 đến năm 1996, ông là Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Năm 1997 đến năm 2001, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Từ năm 2001 đến năm 2006, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư; Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Quốc gia Lào (LNCE); đại biểu Quốc hội Lào. Từ năm 2006 đến năm 2015, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào.
Từ tháng 7-2015 đến tháng 4-2016, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Lào. Tháng 01-2016, tại Đại hội lần thứ X Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, ông được bầu lại làm Ủy viên Bộ Chính trị. Từ tháng 4-2016 đến nay, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Lào.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith sang Việt Nam tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 41 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tiếp tục khẳng định ưu tiên đối ngoại của cả hai nước là không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tạo một kênh thống nhất chỉ đạo triển khai các thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới./.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith sinh ngày 10-11-1945, tại tỉnh Houaphan, Lào. Từ năm 1962 đến năm 1969, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Mặt trận Lào yêu nước, tỉnh Houaphan, Lào; từ năm 1973-1978 là thạc sỹ Ngôn ngữ-Văn học, Học viện Giáo dục Gerzen tại Thành phố Saint Peterburg, Liên Xô; từ năm 1981 đến năm 1984 là tiến sỹ Lịch sử Quan hệ quốc tế, Học viện Khoa học xã hội, Moskva, Liên Xô.
Quá trình công tác của Thủ tướng Thongloun Sisoulith: Năm 1967 đến năm 1969, ông là chuyên viên chính, Vụ Giáo dục phổ thông, Mặt trận Lào yêu nước, tại tỉnh Houaphan, Lào.
Từ năm 1969 đến năm 1973, ông là chuyên viên chính, Văn phòng Đại diện Mặt trận Lào yêu nước tại Hà Nội; từ năm 1978-1979, là giảng viên Trường Đại học Vientiane; từ năm 1979-1981, là thư ký Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục. Từ năm 1985 đến năm 1986, ông là Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Phủ Thủ tướng.
Từ năm 1987 đến năm 1992, ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Năm 1993 đến năm 1996, ông là Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Năm 1997 đến năm 2001, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Từ năm 2001 đến năm 2006, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư; Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Quốc gia Lào (LNCE); đại biểu Quốc hội Lào. Từ năm 2006 đến năm 2015, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào.
Từ tháng 7-2015 đến tháng 4-2016, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Lào. Tháng 01-2016, tại Đại hội lần thứ X Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, ông được bầu lại làm Ủy viên Bộ Chính trị. Từ tháng 4-2016 đến nay, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Lào.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith sang Việt Nam tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 41 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tiếp tục khẳng định ưu tiên đối ngoại của cả hai nước là không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tạo một kênh thống nhất chỉ đạo triển khai các thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam  (04/01/2019)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Yên Bái về công tác phòng, chống tham nhũng  (04/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi vụ nổ khí ga tại Nga  (04/01/2019)
Tổng kết công tác một số ngành năm 2018  (04/01/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay