Bầu cử Thượng viện - Một thử thách với Tổng thống Pháp
Cuộc bầu cử này được đánh giá là một thử thách với Tổng thống Emmanuel Macron, đó là phải có đủ số thượng nghị sỹ của đảng mình hoặc liên minh để giành được đa số phiếu ủng hộ trong Nghị viện. Đây là một điều kiện tiên quyết để các chương trình cải cách của Tổng thống được thông qua nhanh chóng.
Cách đây hơn một tháng, đảng Nền Cộng hòa tiến bước (LREM) của Tổng thống Macron vẫn còn hy vọng sẽ đạt được điều kiện này chỉ với các nghị sỹ thuộc đảng. Tuy vậy sau đó, LREM đã phải giảm tham vọng của mình sau khi chỉ số tín nhiệm của dân chúng đối với ông Macron sụt nhanh đến bất ngờ.
Từ dự kiến đạt được 50 số ghế trong Thượng nghị viện, ông François Patriat, chủ tịch nhóm thượng nghĩ sỹ đảng LREM, hiện chỉ hy vọng có được 29 ghế.
Rất nhiều đại cử tri có quyền đi bầu cử Thượng viện gần đây đã tỏ ra không hài lòng với các cải cách của chính phủ, nhất là liên quan đến việc làm, tiền trợ cấp, thuế nhà ở. Chính vì vậy, người ta bắt đầu e ngại rằng kết quả của cuộc bầu cử này, nếu như bất lợi đối với Tổng thống, sẽ được hiểu là một sự phản đối chính sách điều hành của ông.
Theo một nguồn tin thân cận, Tổng thống sẽ theo dõi sát sao cuộc bầu cử Thượng viện. Điện Elysée không còn nhắm vào mục tiêu nhóm đa số trong Thượng viện nữa, mà cố gắng tác động đến nhiều nhóm nghị sỹ khác nhau, cho dù thuộc cánh tả hay cánh hữu. Mục tiêu là tận dụng sự chia rẽ có thể xảy ra ngay sau cuộc bầu cử nhằm tạo ra các liên minh chính trị, giống như những gì đã xảy ra sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng Sáu vừa qua.
Sau ngày 24-9, Tổng thống sẽ phải nỗ lực giành lại sự tin tưởng của các Thượng nghị sỹ, vốn dĩ đã bị sứt mẻ thời gian qua sau quyết định hủy bỏ khỏan tài trợ 300 triệu euro của Nhà nước đối với chính quyền địa phương.
Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher khẳng định : "Tổng thống sẽ phải lắng nghe các đại diện của các cộng đồng lãnh thổ địa phương nhiều hơn nữa"./.
Phấn đấu đến năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD  (24/09/2017)
Nga củng cố chính sách kinh tế, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm  (24/09/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Đại học Tôn Đức Thắng  (23/09/2017)
Long An tập trung phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng biên giới  (23/09/2017)
Đưa hợp tác giữa Việt Nam-Hungary phát triển hiệu quả, sâu rộng hơn  (23/09/2017)
Tái thiết ga Hà Nội và vùng phụ cận: Giải "bài toán" quá tải hạ tầng  (23/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên