Phấn đấu đến năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD
Giá trị xuất khẩu thủy sản phấn đấu đạt 8-9 tỷ USD
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Chương trình nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành Thủy sản, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm đạt 6,0%; tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD.
Một trong những nhiệm vụ của Chương trình là đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo đó, nội dung, nhiệm vụ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và giống thủy sản triển khai theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và các Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020 và Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
Cụ thể, nâng cao năng lực nghiên cứu, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa, giống các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, ngao), trong đó, đầu tư hạ tầng cơ sở nghiên cứu, vùng sản xuất giống tập trung, phát triển đàn tôm bố mẹ, cá tra, rô phi chất lượng kháng bệnh.
Mở rộng ứng dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) các vùng nuôi thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực, có cơ sở hạ tầng đồng bộ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung với đối tượng nuôi chủ lực (cá tra, tôm lợ, nhuyễn thể, rô phi) để đảm bảo 100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đầu tư hạ tầng phát triển vùng nuôi biển phù hợp với điều kiện môi trường và kinh tế xã hội ở các vùng ven biển, đảo (tôm hùm, cá biển, nhuyễn thể một hai mảnh vỏ); đầu tư hệ thống quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh thủy sản (3 trung tâm tại 3 vùng).
Kiểm soát chất lượng và sử dụng hợp lý thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể, đầu tư xây dựng Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm vật tư, giống thủy sản cho nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu thực tiễn, đảm bảo yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm hợp chuẩn, hợp quy để phục vụ quản lý vật tư, giống đưa vào nuôi trồng thủy sản.
Về phát triển chế biến, thương mại thủy sản, phát triển chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguyên liệu là các đối tượng nuôi và khai thác chủ lực có tỷ trọng lớn của Việt Nam; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh trước mắt là tôm, cá tra, nhuyễn thể, rô phi, cá ngừ đại dương; nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; đồng thời khôi phục và phát triển các làng nghề chế biến thủy sản truyền thống; kiểm soát, quản lý chất lượng các sản phẩm chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; phát triển thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại.
Nhiệm vụ khác của Chương trình là đầu tư phát triển khai thác thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Điều tra, làm rõ phản ánh phá rừng phòng hộ ở Quảng Nam
Về việc Báo điện tử Đại đoàn kết ngày 18-9-2017 có bài phản ánh việc rừng phòng hộ ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đang bị tàn phá dữ dội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh thông tin báo nêu, nếu đúng phải điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trước ngày 31-10-2017.
Tăng cường quản lý các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Xét báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả và vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường quản lý, giám sát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; kiên quyết xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.
Nga củng cố chính sách kinh tế, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm  (24/09/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Đại học Tôn Đức Thắng  (23/09/2017)
Long An tập trung phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng biên giới  (23/09/2017)
Đưa hợp tác giữa Việt Nam-Hungary phát triển hiệu quả, sâu rộng hơn  (23/09/2017)
Tái thiết ga Hà Nội và vùng phụ cận: Giải "bài toán" quá tải hạ tầng  (23/09/2017)
Danh sách các nước bị hạn chế tới Mỹ có thể sẽ dài hơn  (23/09/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên