Công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015
Chiều 29-9, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị công bố kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015.
Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng cho biết: Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-TTg, ngày 05-01-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã khẩn trương phối hợp với Tổng cục Thống kê triển khai vấn đề này. Đây là lần đầu tiên có một cuộc điều tra quy mô trên phạm vi toàn quốc về tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội theo từng dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nêu rõ: Mục đích chính của cuộc điều tra là thu thập thông tin về dân số, thu nhập, điều kiện nhà ở của hộ và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc, phục vụ xây dựng và hoạt định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc. Những dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở hình thành hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê: Tính đến thời điểm ngày 01-7-2015, toàn quốc có 30.945 địa bàn vùng dân tộc, trong đó khu vực thành thị 3.389 địa bàn (chiếm 11%) và khu vực nông thôn 27.556 địa bàn (89%). Trong số 63 tỉnh, thành phố có 51 địa phương có địa bàn điều tra; trong đó, Hà Tĩnh là địa phương có số địa bàn điều tra ít nhất (6 địa bàn) và Sơn La có số địa bàn cao nhất (2.208 địa bàn). Dân số cả nước năm 2015 là 91,71 triệu người; trong đó dân số dân tộc thiểu số là 13,39 triệu người (chiếm khoảng 14,6%). Về cơ cấu giới tính, trong dân số cả nước, nam chiếm tỷ lệ thấp hơn (49,3%) so với nữ (50,7%). Đối với dân tộc thiểu số, cơ cấu này lại đảo chiều khi nam đông hơn nữ, tỷ lệ thương ứng là 50,3% và 49,7%. Cả nước có 3,041 triệu hộ dân tộc, trong thời kỳ 2009-2015 tăng bình quân năm là 2,2%, cao hơn 0,6% tốc độ tăng bình quân năm của số lượng hộ nói chung (1,6%). Đại đa số người dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn (89,6%), cao hơn hẳn so với của dân số cả nước (66,1%). Tuổi thọ trung bình của người dân tộc thiểu số là 69,9 năm; trong đó của nam giới là 67,1 năm và nữ giới là 72,9 năm. Trong 51 tỉnh, thành tại thời điểm 1/8/2015 có khoảng 123,7 nghìn người dân tộc thiểu số bị tàn tật, chiếm 10,3 phần nghìn trong tổng số người dân tộc thiểu số của những tỉnh, thành này...
Kết quả điều tra cũng cho thấy, gần 21% số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi 15 không thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ phổ thông. 4/10 người dân tộc thiểu số đi học cấp trung học phổ thông, song mức độ rất khác biệt giữa các dân tộc. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 của hộ dân tộc thiểu số là 23,1%; cao hơn 3,3 lần so với mức chung cả nước là 7,0%. So sánh với số liệu cả nước từ kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ ngày 01-4-2014 cho thấy điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Hộ dân tộc thiểu số ở nhà tạm chiếm đến 15,3%; cao hơn so mới mức 9,6% của cả nước. Có khoảng 28% hộ dân tộc thiểu số sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước là 71,4%. Vẫn còn hơn 1/4 số hộ dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới để thắp sáng là khá cao (gần 94%), song vẫn còn 6% số hộ phải sử dụng nguồn khác để thắp sáng. Gần 2/3 số hộ dân tộc thiểu số có thể nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc Đài phát thanh tỉnh, huyện; gần 90% số hộ dân tộc thiểu số có thể xem được Đài Truyền hình Trung ương hoặc Đài truyền hình tỉnh.
Về lao động, việc làm, kết quả điều tra cho thấy có đến 81,9% lao động (từ 15 tuổi trở lên) có việc làm là người dân tộc thiểu số làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nếu so với mức chung toàn bộ dân số từ điều tra lao động việc làm năm 2015 thì cao hơn 1,9 lần (44%). Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ trọng này giữa các dân tộc thiểu số. 2% số hộ dân tộc thiểu số có làm nghề thủ công truyền thống, song ở một số dân tộc thiểu số, đặc biệt những dân tộc sống ở Tây Bắc có tỷ lệ này khá cao. Thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu hộ dân tộc thiểu số năm 2015 khoảng 1,16 triệu đồng; chỉ bằng khoảng 41,5% so với mức 2,8 triệu đồng/người của cả nước. Trong thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu hộ dân tộc thiểu số năm 2015, có 39,6% từ tiền lương, tiền công; 42,1% từ hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản; 9,9% từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và 8,4% từ hoạt động khác…/.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm việc tại tỉnh Ninh Thuận  (29/09/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Philippines  (29/09/2016)
Toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam - Philippines  (29/09/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm hoàn thành kế hoạch và khẩn trương giải quyết những vấn đề bức xúc  (29/09/2016)
Phát triển hệ thống trường chuyên thực sự là hình mẫu của các trường Trung học phổ thông  (29/09/2016)
OPEC nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ  (29/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay