Phát triển hệ thống trường chuyên thực sự là hình mẫu của các trường Trung học phổ thông
Ngày 29-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 5 năm thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Phát huy những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua, hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên cần phải tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, trên cơ sở đó bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. Học sinh cần bảo đảm được phát triển hài hòa các mặt “đức - trí - thể - mỹ” để đạt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông; đồng thời phát triển được năng khiếu riêng của từng em.
Bên cạnh đó, các trường chuyên hiện nay chưa được đầu tư nhiều, do vậy trong thời gian tới cần đầu tư nhiều hơn và đầu tư sáng tạo hơn cho hệ thống trường trung học phổ thông chuyên. Nếu chưa có điều kiện đầu tư rộng, cần đầu tư có chiều sâu. Lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm đầu tư một cách thích đáng cho các trường chuyên; phát huy năng lực riêng cho những trường này. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, các trường trung học phổ thông chuyên cần phấn đấu để thực sự trở thành hình mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục ở mỗi địa phương.
Báo cáo sơ kết thực hiện Đề án giai đoạn 2010 - 2015, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Sau 5 năm thực hiện, hệ thống giáo dục chuyên có sự phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới trường chuyên hoàn thiện hơn, quy mô trường lớp và học sinh được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường chuyên được tăng cường. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường chuyên chuyển biến đáng kể về chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ được các cấp quản lý giáo dục quan tâm.
Tại thời điểm xây dựng Đề án, năm học 2009 - 2010, cả nước có 68 trường chuyên, 7 khối chuyên, tỉnh Đắk Nông chưa có trường chuyên. Đến năm học 2015 - 2016, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có trường chuyên. Toàn quốc hiện nay có 86 trường chuyên và khối chuyên, trong đó: 70 trường chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; 5 trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học; 2 khối chuyên thuộc trường đại học; 9 khối chuyên thuộc trường Trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục tại các trường chuyên có chuyển biến mạnh, thể hiện qua kết quả xếp loại hai mặt giáo dục, kết quả thi đại học, kết quả thi Olympic khu vực, quốc tế, thi Intel ISEF (khoa học kỹ thuật quốc tế) trong các năm qua. Việc nâng trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên và học sinh được các trường chú trọng. Việc thí điểm dạy học một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đã đạt được kết quả ban đầu. Việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học, tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia được các trường chuyên đưa vào nhiệm vụ hằng năm. Việc tổ chức giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục trong nước được nhiều trường chuyên thực hiện tốt; một số trường chuyên đã thực hiện việc giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục nước ngoài.
Bên cạnh kết quả trên, theo ông Vũ Đình Chuẩn, hệ thống trường chuyên vẫn còn một số hạn chế liên quan đến cơ sở vật chất, năng lực ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Một số trường chưa chứng tỏ được vai trò hình mẫu. Việc huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế còn hạn hẹp… Để tiếp tục thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020, các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đặt ra trong thời gian tới là tiếp tục đổi mới chương trình, tài liệu dạy học và tuyển sinh, thi học sinh giỏi trong các trường chuyên; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường chuyên; đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm tốt về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của học sinh; chú trọng hợp tác phát triển chương trình, tài liệu dạy học, bồi dưỡng giáo viên và đào tạo học sinh năng khiếu.
Tại Hội nghị, đại diện một số trường trung học phổ thông chuyên đã chia sẻ những kinh nghiệm thành công trong xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; phát triển năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường năng lực tiếng Anh; giáo dục toàn diện… Đồng thời, các trường cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất để phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên trong giai đoạn tới ./.
OPEC nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ  (29/09/2016)
Trao kỷ niệm chương tặng Đại sứ Nhật tại Việt Nam Fukada Hiroshi  (29/09/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu thăm chính thức Myanmar  (29/09/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Philippines  (29/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay