Khủng hoảng tài chính “móc túi” các nước 10.000 tỉ USD
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngày 3-8 cho biết, đến nay, chính phủ các nước đã phải chi hơn 10.000 tỉ USD để khắc phục cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
Trong đó, các nước giàu chi 9.200 tỉ USD theo dạng hỗ trợ cho chính phủ trong lĩnh vực tài chính, còn những nền kinh tế mới nổi đã chi khoảng 1.600 tỉ USD.
Theo IMF, khoảng 1.900 tỉ USD được chi ở dạng được giải ngân ngay, trong khi phần còn lại là cam kết hoặc các khoản cho vay.
IMF dự tính các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G20) sẽ thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế với chi phí tương đương khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2009, và 1,6% năm 2010.
Cũng theo IMF, chính phủ các nước có khả năng thu hồi hầu hết số tiền này khi kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên, họ sẽ vẫn bị thâm hụt lớn.
Các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi bị thâm hụt ngân sách khoảng hơn 10% GDP trong năm 2009, mức thâm hụt lớn nhất đối với các quốc gia này kể từ chiến tranh thế giới thứ hai. Còn với các nền kinh tế lớn, mức thâm hụt ngân sách theo dự kiến là 13,5% GDP ở Mỹ, gần 12% ở Anh và hơn 10% ở Nhật Bản.
IMF ước tính, tới năm 2014, nợ chính phủ sẽ lên tới mức 239% GDP ở Nhật Bản, 132% ở I-ta-li-a, 112% tại Mỹ, và hơn 99% ở Anh, trong đó nợ của Chính phủ Anh tăng cao nhất, gấp đôi so với 44% năm 2007./.
Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo  (04/08/2009)
Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2009 tại Việt Nam  (04/08/2009)
Giới thiệu về "Ngày da cam - Orange Day" 10-8-2009  (03/08/2009)
Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng  (03/08/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển