Thủ tướng chỉ đạo phòng, chống hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
21:30, ngày 07-03-2016
TCCSĐT - Phòng, chống hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 07-03-2016.
Tham dự buổi làm việc có hơn 150 đại biểu đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: do ảnh hưởng của hiện tượng El - Nino, mùa mưa năm 2015 ở nước ta đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa ít, dòng chảy sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước trên sông xuống thấp nhất trong dòng 90 năm qua nên tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn so với cùng kỳ trung bình hằng năm gần 2 tháng, có nơi độ mặn lớn nhất lên đến 31,5g/l, nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền hơn 90km - chưa từng có trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn đã gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống người dân và nhiều lĩnh vực kinh tế ở 9/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang và Trà Vinh. Đến nay, có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) sinh sống ở khu vực cửa sông, ven biển bị thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng; đã có gần 140.000 lúa đông xuân bị thiệt hại, nhiều vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, tôm chết do nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt bổ sung; nhiều vườn cây ăn trái bị khô héo; nhiều khu rừng đang trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5), đặc biệt là hai khu rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Để hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi của hạn hán, xâm nhập mặn, từ cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành trung ương và các địa phương đã tăng cường chỉ đạo nhiều biện pháp phòng chống, nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, ban bố tình trạng thiên tai và thực thi nhiều giải pháp khẩn cấp để ứng phó, hạn chế thiện hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Dự báo, tình trạng xâm nhập mặn còn có khả năng kéo dài đến tháng 6-2016, khi đó nhiều nơi người dân tiếp tục thiếu nước ngọt sử dụng; toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha lúa hè thu không thể xuống giống đúng lịch thời vụ (chiếm gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực) vì không có nước ngọt.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, sau khi nghe ý kiến đóng góp, thảo luận của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra là hết sức nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều thiệt hại về đời sống và sản xuất ở nhiều địa phương. Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động, đề xuất, triển khai và sáng tạo nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng hạn hán xâm nhập mặn thời gian qua. Nhờ đó, thiệt hại được hạn chế ở mức thấp, nhiều địa phương ổn định được đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, của việc xây dựng các công trình hồ đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông nên tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn diễn biến phức tạp và gây nhiều thiệt hại trong nhiều thập kỷ tới nếu không có những giải pháp ứng phó hữu hiệu. Vì thế, về nhận thức, cần phải xem công tác phòng, chống hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt trước mắt và lâu dài; có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên, chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương với các địa phương và giữa các địa phương trong vùng với nhau.
Về giải pháp trước mắt, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương bằng mọi biện pháp phải ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt, hợp vệ sinh cho người dân, không để xảy ra dịch bệnh do thiếu nước ngọt. Trong sản xuất, cần huy động nhiều nguồn lực của trung ương và địa phương, của doanh nghiệp, người dân thực hiện các giải pháp bảo vệ diện tích lúa đông xuân còn lại chưa thu hoạch; bảo vệ các vườn cây ăn trái, các vùng nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm ven biển, không để xảy ra cháy rừng ở những vùng khô hạn nặng. Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét khoanh nợ cho những nông hộ bị thiệt hại do xâm nhập mặn vừa qua; đồng thời cho các hộ này vay lại để sản xuất trong điều kiện cho phép. Trước mắt, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ cho 9/13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 137 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Về lâu dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến quy hoạch thủy lợi đảm bảo phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, ứng phó với biến đổi khí hậu cho toàn vùng. Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành xem xét bố trí lại cơ cấu mùa vụ hợp lý; chú trọng các dự án ngăn mặn, giữ ngọt, chống sạt lở đất ven biển, ven sông. Đặc biệt, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch cấp nước ngọt sinh hoạt theo hướng tận dụng nhiều nguồn nước như: nước sông, nước ngầm, nước mưa, xây hồ chứ nước ngọt,… để chủ động nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân trong mua khô hạn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo nghiều bộ, ngành và địa phương cũng nhất trí đề nghị cần xem xét thành lập Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước, do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để thống nhất chỉ đạo, điều phối các hoạt động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới./.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: do ảnh hưởng của hiện tượng El - Nino, mùa mưa năm 2015 ở nước ta đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa ít, dòng chảy sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước trên sông xuống thấp nhất trong dòng 90 năm qua nên tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn so với cùng kỳ trung bình hằng năm gần 2 tháng, có nơi độ mặn lớn nhất lên đến 31,5g/l, nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền hơn 90km - chưa từng có trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn đã gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống người dân và nhiều lĩnh vực kinh tế ở 9/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang và Trà Vinh. Đến nay, có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) sinh sống ở khu vực cửa sông, ven biển bị thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng; đã có gần 140.000 lúa đông xuân bị thiệt hại, nhiều vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, tôm chết do nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt bổ sung; nhiều vườn cây ăn trái bị khô héo; nhiều khu rừng đang trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5), đặc biệt là hai khu rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Để hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi của hạn hán, xâm nhập mặn, từ cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành trung ương và các địa phương đã tăng cường chỉ đạo nhiều biện pháp phòng chống, nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, ban bố tình trạng thiên tai và thực thi nhiều giải pháp khẩn cấp để ứng phó, hạn chế thiện hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Dự báo, tình trạng xâm nhập mặn còn có khả năng kéo dài đến tháng 6-2016, khi đó nhiều nơi người dân tiếp tục thiếu nước ngọt sử dụng; toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha lúa hè thu không thể xuống giống đúng lịch thời vụ (chiếm gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực) vì không có nước ngọt.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, sau khi nghe ý kiến đóng góp, thảo luận của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra là hết sức nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều thiệt hại về đời sống và sản xuất ở nhiều địa phương. Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động, đề xuất, triển khai và sáng tạo nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng hạn hán xâm nhập mặn thời gian qua. Nhờ đó, thiệt hại được hạn chế ở mức thấp, nhiều địa phương ổn định được đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, của việc xây dựng các công trình hồ đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông nên tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn diễn biến phức tạp và gây nhiều thiệt hại trong nhiều thập kỷ tới nếu không có những giải pháp ứng phó hữu hiệu. Vì thế, về nhận thức, cần phải xem công tác phòng, chống hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt trước mắt và lâu dài; có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên, chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương với các địa phương và giữa các địa phương trong vùng với nhau.
Về giải pháp trước mắt, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương bằng mọi biện pháp phải ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt, hợp vệ sinh cho người dân, không để xảy ra dịch bệnh do thiếu nước ngọt. Trong sản xuất, cần huy động nhiều nguồn lực của trung ương và địa phương, của doanh nghiệp, người dân thực hiện các giải pháp bảo vệ diện tích lúa đông xuân còn lại chưa thu hoạch; bảo vệ các vườn cây ăn trái, các vùng nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm ven biển, không để xảy ra cháy rừng ở những vùng khô hạn nặng. Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét khoanh nợ cho những nông hộ bị thiệt hại do xâm nhập mặn vừa qua; đồng thời cho các hộ này vay lại để sản xuất trong điều kiện cho phép. Trước mắt, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ cho 9/13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 137 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Về lâu dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến quy hoạch thủy lợi đảm bảo phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, ứng phó với biến đổi khí hậu cho toàn vùng. Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành xem xét bố trí lại cơ cấu mùa vụ hợp lý; chú trọng các dự án ngăn mặn, giữ ngọt, chống sạt lở đất ven biển, ven sông. Đặc biệt, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch cấp nước ngọt sinh hoạt theo hướng tận dụng nhiều nguồn nước như: nước sông, nước ngầm, nước mưa, xây hồ chứ nước ngọt,… để chủ động nguồn nước ngọt cung cấp cho người dân trong mua khô hạn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo nghiều bộ, ngành và địa phương cũng nhất trí đề nghị cần xem xét thành lập Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước, do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để thống nhất chỉ đạo, điều phối các hoạt động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới./.
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Bắc Ninh (06/03/2016)
Ngày Chủ Nhật Xanh lần thứ 114 tại TP. Hồ Chí Minh (06/03/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên