Hội đồng Bảo an ra tuyên bố về tình hình khủng hoảng Libya
21:03, ngày 08-11-2015
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 07-11-2015 bày tỏ quan ngại đối với tình hình khủng hoảng thể chế, an ninh và chính trị tại Libya cũng như mối đe dọa khủng bố đang ngày một gia tăng tại quốc gia Bắc Phi này.
Trong tuyên bố của mình, Hội đồng Bảo an bày tỏ "quan ngại đối với tình hình giao tranh và phá hủy kéo dài cùng những hành vi vi phạm quyền con người tại nhiều khu vực của Libya" đồng thời kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động bạo lực.
Tuyên bố hối thúc tất cả các bên tại Libya thông qua và ký thỏa thuận chính trị về thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc do Liên hợp quốc làm trung gian, khẳng định thỏa thuận này mang tới một giải pháp khả thi cho tình hình khủng hoảng hiện tại, cũng như sớm thành lập một chính phủ thống nhất để mang lại lợi ích cho người dân trên toàn đất nước.
15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an cũng khuyến khích Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đẩy mạnh nỗ lực điều phối các hoạt động hỗ trợ quốc tế đối với chính phủ thống nhất trong tương lai. Tuyên bố cũng tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hội đồng Bảo an đối với thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và tự chủ của Libya.
Libya rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc chính biến lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammer Gaddafi năm 2011 và nước này hiện có 2 chính phủ và hai quốc hội cùng tồn tại song song.
Theo kế hoạch chuyển tiếp tại Libya, Quốc hội được quốc tế công nhận (HOR) được dân bầu hồi tháng 6-2014 để thay thế và Đại hội Nhân dân toàn quốc (GNC, cơ quan lập pháp cũ). Tuy nhiên, Liên minh Hồi giáo vũ trang Fajir Libya (Bình minh Libya) ủng hộ GNC và lập chính phủ tự xưng đặt tại thủ đô Tripoli, còn chính phủ được quốc tế công nhận phải dời đến thành phố cảng Tobruk ở miền Đông Libya. Từ tháng 9-2014, Liên hợp quốc đã làm trung gian cho một loạt vòng đối thoại giữa các phe phái đối địch, song các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn đã được các bên nhất trí./.
Tuyên bố hối thúc tất cả các bên tại Libya thông qua và ký thỏa thuận chính trị về thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc do Liên hợp quốc làm trung gian, khẳng định thỏa thuận này mang tới một giải pháp khả thi cho tình hình khủng hoảng hiện tại, cũng như sớm thành lập một chính phủ thống nhất để mang lại lợi ích cho người dân trên toàn đất nước.
15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an cũng khuyến khích Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đẩy mạnh nỗ lực điều phối các hoạt động hỗ trợ quốc tế đối với chính phủ thống nhất trong tương lai. Tuyên bố cũng tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hội đồng Bảo an đối với thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và tự chủ của Libya.
Libya rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc chính biến lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammer Gaddafi năm 2011 và nước này hiện có 2 chính phủ và hai quốc hội cùng tồn tại song song.
Theo kế hoạch chuyển tiếp tại Libya, Quốc hội được quốc tế công nhận (HOR) được dân bầu hồi tháng 6-2014 để thay thế và Đại hội Nhân dân toàn quốc (GNC, cơ quan lập pháp cũ). Tuy nhiên, Liên minh Hồi giáo vũ trang Fajir Libya (Bình minh Libya) ủng hộ GNC và lập chính phủ tự xưng đặt tại thủ đô Tripoli, còn chính phủ được quốc tế công nhận phải dời đến thành phố cảng Tobruk ở miền Đông Libya. Từ tháng 9-2014, Liên hợp quốc đã làm trung gian cho một loạt vòng đối thoại giữa các phe phái đối địch, song các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn đã được các bên nhất trí./.
Myanmar bước vào cuộc bầu cử lịch sử  (08/11/2015)
Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông  (08/11/2015)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Italia  (08/11/2015)
“Muốn thoát nghèo phải đổi mới cách làm, phối hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất”  (08/11/2015)
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 10 thế giới  (08/11/2015)
“Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử”  (08/11/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên