Giảm từ 5% - 10% số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông tại tất cả các địa phương
16:51, ngày 13-01-2015
Sáng 13-01-2015, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Đinh La Thăng, năm 2014, thực hiện mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt các giải pháp mang tính đột phá và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông tiếp tục có nhiều chuyển biến, nhất các đợt cao điểm trước và sau Tết Nguyên đán và trong đợt nghỉ lễ 30-4, 01-5 và Quốc khánh 02-9. Các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng, xe chở công-ten-nơ được kiềm chế, qua đó góp phần giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông; tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong năm qua, toàn quốc xảy ra 25.322 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.996 người, làm bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ giảm 4063 vụ (-13,8%), giảm 373 người chết (-4%), giảm 5.083 người bị thương (-17,2%). Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 10.601 vụ, làm chết 8.788 người, bị thương 6.265 người. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 165 vụ, làm chết 139 người, bị thương 43 người, giảm 10 người chết, 5 người bị thương so với năm 2013. Riêng tai nạn giao thông đường thuỷ, mặc dù giảm về số vụ (xảy ra 73 vụ, giảm 9 vụ) nhưng số người chết lại tăng thêm 14 người (chết 59 người) so với năm trước. Trong năm 2014 không xảy ra tai nạn hàng không, tuy nhiên, tổng số sự cố và các vụ việc có nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không là 401 vụ, trong đó có 91 sự cố an toàn hàng không (tăng 177% so với năm 2013) , các sự cố mức B, D tăng mạnh lần lượt ở mức 200% và 207% làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số sự cố bắt buộc phải báo cáo/1.000 lần chuyến, chỉ số sự cố uy hiếp an toàn bay mức C/10.000 lần chuyến và chỉ số sự cố nghiêm trọng/10.000 lần chuyến bay đều tăng. Điển hình như vụ vận chuyển nhầm hành khách đi Cam Ranh; vụ cấp nhầm huấn lệnh tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và nghiêm trọng nhất là sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và Cơ quan kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất.
Năm 2014, có 52 tỉnh, thành phố giảm số người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 10 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Cao Bằng, Nam Định, Cà Mau, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lạng Sơn. Tuy nhiên, vẫn còn 09 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 05 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, KonTum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận sâu về các kết quả đạt được, nhất là những mô hình tốt trong giảm tai nạn giao thông, đề xuất các giải pháp tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông nhằm đạt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đã đề ra trong năm 2015 là giảm từ 5% đến 10% số vụ, số người chết và bị thương so với năm 2014 ở tất cả các tỉnh, thành phố, giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe ô tô. Các địa phương đều chung quyết tâm thực hiện cho được chủ đề Năm An toàn giao thông 2015 là “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu " Tính mạng con người là trên hết ”, không để tình trạng xe chở quá tải hoành hành.
Đánh giá cao những kết quả nổi bật trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2014, đặc biệt là việc lần đầu tiên số người chết vì tai nạn giao thông được kéo giảm xuống dưới 9.000 người, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc, đặc biệt là 10 địa phương giảm trên 20% số người chết vì tai nạn giao thông. Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tập trung vào các quy định khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; công tác thanh tra, kiểm tra và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm được tăng cường và có nhiều đổi mới; việc kiểm soát tải trọng xe đã được Bộ Giao thông - Vận tải , Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp bước đầu tạo nhiều chuyển biến …
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp; một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn diễn biến phức tạp; sự cố uy hiếp an toàn hàng không tăng. Một số địa phương, nhận thức trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, có hiện tượng chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành chậm so với kế hoạch, như: Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư quy định xử phạt qua tài khoản ngân hàng; thời gian chủ sở hữu xe ôtô phải mở tài khoản ở ngân hàng…
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy tại một số đơn vị, địa phương còn buông lỏng; chưa quan tâm đúng mức đến xử lý vi phạm của lái xe, của doanh nghiệp, chủ phương tiện; vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong đăng kiểm . Phó Thủ tướng yêu cầu 09 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 05 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, Kon Tum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre phải tự kiểm điểm, xem xét việc thiếu trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương cần chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên toàn quốc, từ cấp trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm 2015. Từng bộ, ngành phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể từng nhiệm vụ, từng hoạt động; phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Từng địa phương phải giảm cho được từ 5%-10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông.
Về các vấn đề trọng tâm của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Giao thông - Vận tải chú trọng giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm đạo đức công vụ, chấn chỉnh tư cách, tác phong người thực thi công vụ, đặc biệt là cán bộ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhất là các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Bộ Giao thông - Vận tải cần đẩy mạnh tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, bảo đảm an toàn giao thông trong thi công; tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng, tổ chức giao thông, bảo đảm điều kiện an toàn về kết cấu hạ tầng cho hoạt động của phương tiện tham gia giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, một số nơi, một số thời điểm thực hiện chế độ trực 100%. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh tiến độ và khuyến khích sử dụng vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
Nhấn mạnh đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội xuân năm 2015, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương triển khai thực hiện Công điện số 2620/CĐ-TTg ngày 19-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Giao thông - Vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc, các Sở Giao thông - Vận tải địa phương có phương án tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, cải tiến phương thức bán vé bằng hình thức qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi./.
Trong năm qua, toàn quốc xảy ra 25.322 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.996 người, làm bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ giảm 4063 vụ (-13,8%), giảm 373 người chết (-4%), giảm 5.083 người bị thương (-17,2%). Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 10.601 vụ, làm chết 8.788 người, bị thương 6.265 người. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 165 vụ, làm chết 139 người, bị thương 43 người, giảm 10 người chết, 5 người bị thương so với năm 2013. Riêng tai nạn giao thông đường thuỷ, mặc dù giảm về số vụ (xảy ra 73 vụ, giảm 9 vụ) nhưng số người chết lại tăng thêm 14 người (chết 59 người) so với năm trước. Trong năm 2014 không xảy ra tai nạn hàng không, tuy nhiên, tổng số sự cố và các vụ việc có nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không là 401 vụ, trong đó có 91 sự cố an toàn hàng không (tăng 177% so với năm 2013) , các sự cố mức B, D tăng mạnh lần lượt ở mức 200% và 207% làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số sự cố bắt buộc phải báo cáo/1.000 lần chuyến, chỉ số sự cố uy hiếp an toàn bay mức C/10.000 lần chuyến và chỉ số sự cố nghiêm trọng/10.000 lần chuyến bay đều tăng. Điển hình như vụ vận chuyển nhầm hành khách đi Cam Ranh; vụ cấp nhầm huấn lệnh tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và nghiêm trọng nhất là sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và Cơ quan kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất.
Năm 2014, có 52 tỉnh, thành phố giảm số người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 10 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Cao Bằng, Nam Định, Cà Mau, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lạng Sơn. Tuy nhiên, vẫn còn 09 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 05 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, KonTum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận sâu về các kết quả đạt được, nhất là những mô hình tốt trong giảm tai nạn giao thông, đề xuất các giải pháp tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông nhằm đạt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đã đề ra trong năm 2015 là giảm từ 5% đến 10% số vụ, số người chết và bị thương so với năm 2014 ở tất cả các tỉnh, thành phố, giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe ô tô. Các địa phương đều chung quyết tâm thực hiện cho được chủ đề Năm An toàn giao thông 2015 là “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu " Tính mạng con người là trên hết ”, không để tình trạng xe chở quá tải hoành hành.
Đánh giá cao những kết quả nổi bật trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2014, đặc biệt là việc lần đầu tiên số người chết vì tai nạn giao thông được kéo giảm xuống dưới 9.000 người, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc, đặc biệt là 10 địa phương giảm trên 20% số người chết vì tai nạn giao thông. Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tập trung vào các quy định khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; công tác thanh tra, kiểm tra và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm được tăng cường và có nhiều đổi mới; việc kiểm soát tải trọng xe đã được Bộ Giao thông - Vận tải , Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp bước đầu tạo nhiều chuyển biến …
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp; một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn diễn biến phức tạp; sự cố uy hiếp an toàn hàng không tăng. Một số địa phương, nhận thức trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, có hiện tượng chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành chậm so với kế hoạch, như: Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư quy định xử phạt qua tài khoản ngân hàng; thời gian chủ sở hữu xe ôtô phải mở tài khoản ở ngân hàng…
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy tại một số đơn vị, địa phương còn buông lỏng; chưa quan tâm đúng mức đến xử lý vi phạm của lái xe, của doanh nghiệp, chủ phương tiện; vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong đăng kiểm . Phó Thủ tướng yêu cầu 09 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 05 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, Kon Tum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre phải tự kiểm điểm, xem xét việc thiếu trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương cần chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên toàn quốc, từ cấp trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm 2015. Từng bộ, ngành phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể từng nhiệm vụ, từng hoạt động; phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Từng địa phương phải giảm cho được từ 5%-10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông.
Về các vấn đề trọng tâm của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Giao thông - Vận tải chú trọng giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm đạo đức công vụ, chấn chỉnh tư cách, tác phong người thực thi công vụ, đặc biệt là cán bộ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhất là các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Bộ Giao thông - Vận tải cần đẩy mạnh tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, bảo đảm an toàn giao thông trong thi công; tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng, tổ chức giao thông, bảo đảm điều kiện an toàn về kết cấu hạ tầng cho hoạt động của phương tiện tham gia giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, một số nơi, một số thời điểm thực hiện chế độ trực 100%. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh tiến độ và khuyến khích sử dụng vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.
Nhấn mạnh đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội xuân năm 2015, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương triển khai thực hiện Công điện số 2620/CĐ-TTg ngày 19-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Giao thông - Vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc, các Sở Giao thông - Vận tải địa phương có phương án tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, cải tiến phương thức bán vé bằng hình thức qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi./.
Việt Nam - Italy thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính  (13/01/2015)
Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (13/01/2015)
Việt Nam xếp ở vị trí 76/108 về tỷ lệ nữ giới quản lý doanh nghiệp  (13/01/2015)
Kinh tế ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh  (13/01/2015)
Chúc mừng nhân 95 năm Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo  (13/01/2015)
Nga bán ra 76,1 tỷ USD để hỗ trợ đồng ruble trong năm 2014  (13/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên