Việt Nam - Italy thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
16:51, ngày 13-01-2015
Trong khuôn khổ chuyến khảo sát kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italy vừa qua, đoàn Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính Việt Nam - do Phó Thống đốc Đào Minh Tú và Thứ trưởng Trần Xuân Hà dẫn đầu - đã làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Trung ương và Bộ Phát triển Kinh tế nước chủ nhà.
Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương nước này đã trao đổi với đoàn Việt Nam những kinh nghiệm của Italy trong việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên mục tiêu ổn định tài chính, cấu trúc nền kinh tế.
Phía Italy cũng trao đổi với đoàn Việt Nam về các quy định và chính sách giám sát ngân hàng; cơ chế phối hợp, điều phối trong hệ thống ngân hàng; các kinh nghiệm xây dựng hệ thống chuẩn mực và khuôn khổ pháp lý định hướng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực quản lý của các ngân hàng thành viên, tập trung vào quản lý rủi ro.
Bộ Phát triển Kinh tế Italy đã trao đổi với đoàn Việt Nam kinh nghiệm hoạch định chính sách của chính phủ và sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ và các thách thức đối với công tác hỗ trợ trong giai đoạn đầu phát triển.
Vai trò của các cơ quan chính phủ và tư nhân trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế quốc gia; kinh nghiệm phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ và công tác hỗ trợ ngành nghề cũng nằm trong nội dung trao đổi giữa hai bên.
Bên cạnh trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực trên, hai bên cũng thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác thiết thực giữa hai nước về lĩnh vực ngân hàng và tài chính nhằm hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược mà hai nước đã ký năm 2013./.
Phía Italy cũng trao đổi với đoàn Việt Nam về các quy định và chính sách giám sát ngân hàng; cơ chế phối hợp, điều phối trong hệ thống ngân hàng; các kinh nghiệm xây dựng hệ thống chuẩn mực và khuôn khổ pháp lý định hướng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực quản lý của các ngân hàng thành viên, tập trung vào quản lý rủi ro.
Bộ Phát triển Kinh tế Italy đã trao đổi với đoàn Việt Nam kinh nghiệm hoạch định chính sách của chính phủ và sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ và các thách thức đối với công tác hỗ trợ trong giai đoạn đầu phát triển.
Vai trò của các cơ quan chính phủ và tư nhân trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển kinh tế quốc gia; kinh nghiệm phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ và công tác hỗ trợ ngành nghề cũng nằm trong nội dung trao đổi giữa hai bên.
Bên cạnh trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực trên, hai bên cũng thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác thiết thực giữa hai nước về lĩnh vực ngân hàng và tài chính nhằm hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược mà hai nước đã ký năm 2013./.
Kinh tế ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh (13/01/2015)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam