Ý kiến cử tri: Cần có giải pháp mạnh ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả
Bộ trưởng trả lời thuyết phục
Luật sư Đỗ Pháp, Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp cho biết phiên chất vấn và trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà ông và nhiều cử tri rất quan tâm, đó là vấn đề năng lượng.
Bộ trưởng đã khẳng định rõ không có chuyện phát điện cầm chừng để mua điện Trung Quốc giá cao vì các thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La… năm nào cũng phát điện vượt sản lượng, không có chuyện vận hành cầm chừng. Bộ trưởng đã dẫn chứng cụ thể về sản lượng đạt được của các công trình này một cách rất thuyết phục.
Ông Phan Ngọc Cửu, cử tri phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chia sẻ phần đặt những câu hỏi của các đại biểu khá sắc bén và rất mang tính thời sự, Bộ trưởng trả lời cũng rất rõ ràng, dám nhận trách nhiệm những gì Bộ chưa làm được một cách đầy đủ và hứa sẽ khắc phục nhanh trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ông cho rằng đó sự mạnh dạn cần thiết của một người Tư lệnh ngành. Trong đó, ông tâm đắc nhất là phần đặt vấn đề về công nghiệp phụ trợ và hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Chưa hài lòng về phần trả lời liên quan đến hệ thống phân phối bán lẻ trong nước
Cử tri Tạ Ngọc Huyền, giảng viên Học viện Ngân hàng (12 chùa Bộc, Đống Đa) nhận xét, các đại biểu đưa ra những câu hỏi thẳng thắn, sâu sắc đến những vấn đề quan trọng nhân dân quan tâm, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng trả lời khá thắng thắn, đúng trọng tâm, không né tránh.
Tuy nhiên, cử tri Tạ Ngọc Huyền cho rằng, chưa hài lòng về phần trả lời của Bộ trưởng Công Thương về những vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.
Theo cử tri Tạ Ngọc Huyền, 5 năm qua kể từ khi thực hiện cam kết WTO, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bán lẻ quốc tế.
Và chưa đầy 2 tháng nữa, 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên trong khu vực ASEAN sẽ được loại bỏ hoàn toàn rào cản thuế quan để vào nội địa Việt Nam. Sức ép đối với hàng hóa sản xuất trong nước là rất lớn.
Nhưng nhìn lại nửa thập kỷ qua, hệ thống phân phối của Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu cố hữu như hạ tầng yếu, nhân lực yếu, vốn yếu và liên kết, phối hợp yếu, buông lỏng quản lý và kém minh bạch. Việc đó khiến hệ thống phân phối bị đứt đoạn, dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo yếu độc quyền ở một số ngành, lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ khiến giá tăng cao.
Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài, những tập đoàn bán lẻ quốc tế vào Việt Nam như Walmart (Mỹ), Auchan (Pháp), Emart (Hàn Quốc) có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm, công nghệ,... cộng với sự ưu đãi đầu tư của một số địa phương khiến các doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực tăng thêm những khó khăn không nhỏ trong cuộc chiến cạnh tranh, phân phối hàng hóa ngày càng gam go.
Theo cử tri Huyền, để doanh nghiệp nội phát triển vững mạnh trước “làn sóng” bán lẻ từ nước ngoài đang tràn vào thì Chính phủ và Quốc hội cần khắc phục được 4 điểm yếu cố hữu trên.
Và quan trọng nữa, phải làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, nhất là cơ sở hạ tầng và các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục kinh doanh phải được minh bạch hóa.
“Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ bán buôn vì nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng đầu cơ. Đồng thời, phải đưa ra những chế tài xử lý những sai phạm trong phân phối lưu thông, phải tạo được hành lang để làm sao doanh nghiệp không dám bước qua,” bà Huyền nhấn mạnh.
Cần có giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Cử tri Nguyễn Hiền Tịnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Đông Nam (khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) cho biết, với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về sự tham gia của Việt Nam đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, cử tri tin tưởng, trong thời gian tới dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, các cấp, các ngành thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ có bước chuyển mình, vươn lên rất mạnh mẽ, từng bước xâm nhập thị trường và khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình trên thị trường.
Ông Tịnh cho rằng, mặc dù có lợi thế trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong nước so với các doanh nghiệp ngoại, nhưng sức ép cạnh tranh bán lẻ cũng theo đó mà cũng sẽ đè nặng lên vai của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong nước.
Để giữ vững thị phần cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, thì Chính phủ, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp trong nước cũng cần có một chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần có thêm nhiều chính sách bảo vệ người tiêu dùng để người tiêu dùng càng ngày gắn kết hơn tình yêu của họ dành cho các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước…/.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn  (17/11/2014)
Hà Nội triển khai kinh doanh xăng sinh học E5 tại 42 cửa hàng  (17/11/2014)
Ra mắt Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho ngành Chè  (17/11/2014)
Kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ  (17/11/2014)
Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội  (17/11/2014)
Đồng Tháp: Vực dậy và từng bước đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động  (17/11/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên