Ra mắt Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho ngành Chè
Ban Chỉ đạo gồm có 14 thành viên do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh làm Trưởng ban và ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt làm Phó Trưởng ban.
Phát biểu tại Lễ ra mắt, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ đã quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm giúp ngành chè chọn tạo, nhập nội được nhiều giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, hỗ trợ nông dân trồng chè, chế tạo thiết bị, cải tiến quy trình canh tác và chế biến; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
“Cùng với một số ngành như gạo, càphê, có thể khẳng định ngành hàng chè cần phải có Ban chỉ đạo để phát triển bền vững hơn nữa. Hiện nay cơ giới hóa đã được áp dụng mạnh trong ngành chè và đây được coi là hướng đi phù hợp,” Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định.
Những năm qua, cây chè đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên còn nhiều điểm nghẽn về giống, chăm sóc, chế biến, thị trường cần tháo gỡ. Do đó việc thành lập Ban chỉ đạo được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho ngành chè cũng như có các kế hoạch hành động cụ thể hơn cho ngành chè trong thời gian tới.
Theo ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Phó Trưởng ban chỉ đạo phát triển chè bền vững, từ nay đến năm 2020, ngành chè dự kiến duy trì khoảng 140.000 ha, đồng thời quy hoạch phát triển vùng chè an toàn tại các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Yên Bái và triển khai VietGAP để nâng cao chất lượng chè nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng chè phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tại Lễ ra mắt, Ban chỉ đạo ngành Chè cũng cho rằng, nội dung trước mắt Ban chỉ đạo sẽ tập trung rà soát công tác cơ cấu giống chè trên cả nước để các địa phương có định hướng phát triển. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo sẽ tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng dự án phát triển giống chè đến năm 2020, hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng chè và tới đây, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá lại các mô hình phát triển chè bền vững, nhất là tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Ban chỉ đạo cũng sẽ quan tâm hơn đến vấn đề cân đối giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến với sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Bên cạnh đó sẽ tạo ra các cơ chế bảo hộ đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư mạnh cho nông dân theo QĐ 62/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác, đại diện của Ban chỉ đạo cũng nêu rõ, để phát triển chè bền vững Ban chỉ đạo sẽ đề xuất các địa phương điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở chế biến chè trên địa bàn tỉnh, tiến hành phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến và rà soát chặt các cơ sở chế biến đảm bảo tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng với nông dân trồng chè./.
Kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ  (17/11/2014)
Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội  (17/11/2014)
Đồng Tháp: Vực dậy và từng bước đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động  (17/11/2014)
Ông Nguyễn Đức Chính được bầu làm Chủ tịch UBND Quảng Trị  (17/11/2014)
Cá tra, basa Việt Nam tiếp tục bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá  (17/11/2014)
Quân đội Campuchia tiếp nhận khoản viện trợ của Việt Nam  (17/11/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên