Thông báo tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Chiều 02-4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức thông báo kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ II về tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoàng Chí Trung cho biết, là một quốc gia tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cơ chế UPR, nghiêm túc chuẩn bị cho phiên Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ II với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và các tổ chức, cá nhân quan tâm.
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc tại Việt Nam cam kết ủng hộ các nỗ lực quốc gia nhằm bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền; sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức đối thoại thường xuyên nhằm thảo luận kế hoạch triển khai UPR ở Việt Nam.
Trước đó, tại phiên họp 18 của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã trình bày Báo cáo UPR chu kỳ II; đối thoại thẳng thắn, cởi mở với các thành viên Liên hợp quốc; cung cấp đầy đủ các thông tin về luật pháp, chính trị và thực tế về việc bảo đảm các quyền con người tại Việt Nam. Kết thúc rà soát, Việt Nam nhận được tổng cộng 227 khuyến nghị.
Hội thảo thông báo rộng rãi kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ II cho các cá nhân và tổ chức quan tâm về kết quả rà soát tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền; lấy ý kiến tham vấn về các khuyến nghị Việt Nam có thể chấp nhận cũng như lộ trình thực hiện các kiến nghị này...
Các ý kiến đóng góp là cơ sở để Bộ Ngoại giao tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận các khuyến nghị UPR phù hợp. Dự kiến, những khuyến nghị này sẽ được thông báo tại khóa họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra vào tháng Sáu tới./.
Không kịp thời tái cơ cấu sẽ “thua” trong hội nhập (02/04/2014)
Phó Thủ tướng kiểm tra chống buôn lậu tại Móng Cái (02/04/2014)
- Góp phần luận giải một số điểm mới của Luật hợp tác xã năm 2023 về mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam hiện nay - Qua tổng kết thực tiễn mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2022
- Bảo đảm bình đẳng giới, thúc đẩy quyền tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam
- Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024: Tăng tốc, sáng tạo, bứt phá, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay