Thu hút vốn FDI
Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 7-7-2013, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã giải đáp một số vấn đề trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, đó là năng lực cạnh tranh, hiệu quả của các dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư các dự FDI bị thu hồi...
Nhật Bản dù vẫn là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam nhưng hiện đang đổ hàng tỷ USD vào Myanmar, nhiều tập đoàn lớn như Toyota, Mistsubisi... tuyên bố mở rộng các cơ sở sản xuất tại Thái Lan, Indonesia, nhưng các cơ sở của họ tại Việt Nam thì vẫn “án binh bất động”. Nhật Bản có hơn 7.000 doanh nghiệp ở Thái Lan nhưng chỉ có 1.500 doanh nghiệp ở Việt Nam... Những ví dụ này có phải là bằng chứng cho thấy sức cạnh tranh trong thu hút FDI của nước ta đang suy giảm, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Thông tin về Nhật Bản đổ hàng tỷ USD vào Mi-an-ma là không chính xác, vì quốc gia này mới mở cửa được khoảng 7 tháng nay. Hiện các nước đều rất quan tâm đến thị trường này nhưng vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thăm dò.
Nhưng đối với Thái Lan, In-đô-nê-xi-a thì đúng, vì đây là những thị trường rất hấp dẫn trong khu vực. Họ mở cửa thu hút FDI trước Việt Nam rất lâu, có môi trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh. Vì vậy việc Nhật Bản có hơn 7.000 doanh nghiệp ở Thái Lan nhưng chỉ có 1.500 doanh nghiệp ở Việt Nam... cũng là bình thường.
Trong những năm gần đây, vốn đăng ký FDI ở nước ta có giảm so với những năm đỉnh cao (như năm 2009) nhưng vốn thực hiện không giảm nhiều. Theo số liệu từ năm 2005 đến 2013, bình quân chung thực hiện ở mức 11 tỷ USD/năm; 6 tháng đầu năm 2013 là 5,7 tỷ USD, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hiện chính sách của chúng ta chặt chẽ hơn trong thu hút vốn FDI nên khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện đã thu hẹp lại. So với các nước láng giềng thì môi trường đầu tư họ đi lên nhanh hơn.
Cách đây 20 năm, chúng ta là “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài với lao động giá rẻ, tài nguyên nhiều, ưu đãi lớn... Nhưng hiện nay, những lợi thế đó dần mất đi, chính sách của chúng ta cũng siết chặt lại, ưu đãi có chọn lọc đối với những dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít ô nhiễm môi trường. Nhưng so với Thái Lan, In-đô-nê-xi-a về môi trường thu hút đầu tư FDI thì chúng ta đang thua kém về tốc độ thu hút đầu tư.
Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông đăng tải thông tin thu hồi nhiều dự án FDI do để hoang hóa, hoặc không đảm bảo tiến độ nhưng không có chủ đầu tư nào phải bồi thường. Trong khi để có đất sạch giao cho các chủ đầu tư thì hàng ngàn hộ gia đình phải di dời, nhượng lại đất canh tác, thậm chí là đất ở. Vì sao lại như vậy, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Chế tài để phạt các nhà đầu tư như vậy là rất khó, trên thế giới cũng không nước nào có chế tài như vậy. Việt Nam và các nước đều có chung quy định là nếu chậm tiến độ thì thu hồi dự án. Hiện chúng tôi đang học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý tiến độ thực hiện các dự án FDI. Về chủ trương thì tạo điều kiện rất thuận lợi, nhanh chóng trong cấp phép đầu tư cho dự án. Sau một thời gian, chúng tôi sẽ kiểm tra lại và cấp phép thực tế căn cứ vào công nghệ mà dự án đang sử dụng để áp dụng cơ chế ưu đãi phù hợp.
Thưa Bộ trưởng, để tính hiệu quả thực sự của nguồn vốn FDI thì chúng ta phải biết chi phí chúng ta bỏ ra để thu hút vốn FDI. Ví dụ, để thu hút 1 USD vốn FDI thì chúng ta phải bỏ ra bao nhiêu chi phí về xúc tiến đầu tư, ưu đãi về thuế, tài nguyên, đất, đầu tư cơ sở hạ tầng...?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Không một quốc gia nào có thể tính được điều này nhưng từng dự án, chúng ta có thể tính được là mức ta bỏ ra và mức ta thu về để xem xét dự án đó được thực hiện hay không.
Nhưng cho đến nay, vốn FDI đang chiếm tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu đầu tư tại Việt Nam, chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội, 60% kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho 2 triệu lao động, đem đến công nghệ mới, cách quản lý mới, đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam... Những điều này là không thể phủ nhận./.
Kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh giải phóng Hướng Hóa  (07/07/2013)
Việt Nam - Lào xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển  (07/07/2013)
Khó khăn trước, thuận lợi sau  (07/07/2013)
Đồng bào Chăm Bình Thuận vui Tết Ra-mư-wan  (07/07/2013)
Băng vừa tan, gió lại nổi  (07/07/2013)
Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (06/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay