Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Hà Nội cần thu hẹp số lượng nhưng phát triển mạnh về quy mô doanh nghiệp nhà nước
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua vẫn còn chậm, nguyên nhân một phần do cơ chế chính sách, nhưng phần khác do tâm lý sợ thiệt thòi trong việc kê khai thanh lý tài sản, bất động sản, dẫn tới có doanh nghiệp không đồng tình gây khó khăn trong triển khai.
UBND thành phố Hà Nội đánh giá, từ khi thực hiện cổ phần hóa, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động ở ngành, lĩnh vực quan trọng. Các doanh nghiệp sau khi chuyển sang mô hình cổ phần đại bộ phận lao động trong doanh nghiệp trở thành cổ đông, nên họ xác định rõ trách nhiệm và hăng say làm việc hơn. Trước khi cổ phần, đa số doanh nghiệp quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, manh mún. Nhưng sau cổ phần đã huy động tốt cổ phiếu, cổ phần để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm này chỉ có khoảng 7,25% số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng trên 330 doanh nghiệp nhà nước và đã thực hiện chuyển phần lớn sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, còn lại 70 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tuy nhiên, cũng có không ít tồn tại, nhất là một số doanh nghiệp cổ phần hóa đi vào hoạt động từ 3 - 5 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là quản lý nhà đất, tính toán giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa...
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá, mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng Hà Nội là địa phương đã có nhiều nỗ lực để vượt qua. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều doanh nghiệp trụ vững thì cũng có không ít doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp mạnh đã thua lỗ và lâm vào tình trạng khó khăn.
Phó Thủ tướng đề nghị, Hà Nội cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tiếp tục cải cách hành chính, giải quyết các vấn đề thông thoáng, tạo môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Hà Nội cần đánh giá lại một cách khách quan tình hình doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh, nhân lực, tài chính để sắp tới thực hiện tốt đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Hà Nội phải chú trọng cách làm, hướng đến thu hẹp về số lượng nhưng phát triển mạnh về quy mô, những địa bàn, lĩnh vực quan trọng vẫn lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ lực, phù hợp với tính chất một địa bàn đặc thù của cả nước./.
Chủ tịch Thượng viện Nga thăm chính thức Việt Nam (14/11/2012)
Thủ tướng Ukraine sắp thăm chính thức Việt Nam (14/11/2012)
Lãi suất huy động dài hạn giảm nhẹ (14/11/2012)
Chủ tịch nước điện thăm hỏi vụ động đất ở Myanmar (14/11/2012)
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay