Để có một Quốc hội mới thực mạnh
Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là diễn ra sự kiện chính trị quan trọng của đất nước - Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Khối lượng công việc của kỳ bầu cử này được nhân đôi, bởi đây là lần đầu tiên, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân diễn ra trong cùng một ngày. Để có một Quốc hội mới thực mạnh phải bắt đầu từ công tác chuẩn bị mọi mặt cho kỳ bầu cử này.
Để có một Quốc hội XIII mạnh hơn, hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn các nhiệm kỳ trước, công tác chuẩn bị đóng vai trò quyết định. Từ chủ trương, đường lối hoàn thiện Quốc hội theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, sau đó được cụ thể hóa thành những yêu cầu, chỉ tiêu chi tiết, giờ đây, công tác chuẩn bị cho kỳ bầu cử này lại bước vào một giai đoạn mới có tính then chốt.
Nhân sự, dĩ nhiên bao giờ cũng là chủ đề được các tầng lớp nhân dân quan tâm nhất, do vậy cũng là nội dung chuẩn bị quan trọng nhất. Đến hết ngày 17/4, tất cả các địa phương trong cả nước đã kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ 3. Sau các vòng hiệp thương thận trọng do Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIII đã được chốt lại với 832 người, gồm 182 ứng cử viên ở trung ương và 650 ứng cử viên ở địa phương.
Với tỷ lệ 1,66 ứng viên có một người được bầu, có thể nói, đây là một khả năng lựa chọn vừa phải cho cử tri. Danh sách này đã được sàng lọc, cân nhắc kỹ lưỡng, chắc chắn sẽ là một danh sách có chất lượng để cử tri ra quyết định cuối cùng.
Vì các khâu chuẩn bị được tiến hành cẩn trọng và có trách nhiệm, đúng qui định của pháp luật nên đến nay chưa có khiếu nại, thắc mắc lớn liên quan đến các ứng cử viên. Trong tổng số 182 người thuộc khối cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ do Trung ương giới thiệu, có tới 179 người được cử tri tín nhiệm 100%. Đây cũng là một thông số rất có nghĩa.
Với xu thế dân chủ ngày càng được mở rộng, hiện tượng nhiều công dân tự ứng cử đã trở nên bình thường và phổ biến. Điều đó cho thấy xã hội ngày càng dành sự quan tâm nhiều hơn đến Quốc hội, tin vào vai trò và vị thế của Quốc hội trong hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có một thực tế ở các kỳ bầu cử trước là rất ít người tự ứng cử được trúng cử. Có nhiều nguyên nhân được nêu ra nhưng lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở quan điểm và quyết định của những người bỏ phiếu. Xu hướng tin vào sự chuẩn bị và giới thiệu của tổ chức có thể là lý do khiến các đại biểu được đề cử thường nắm cơ hội chiến thắng cao hơn.
Chính bởi vậy, rất cần sự bình đẳng giữa những người được đề cử và những người tự ứng cử, sự bình đẳng giữa các ứng viên là cán bộ, lãnh đạo với các ứng viên khác. Quyền bình đẳng trong ứng cử đã được thực hiện, giờ là lúc cần đảm bảo cho tất cả các ứng viên có cơ hội tranh cử ngang nhau, có cơ hội bằng nhau trong tiếp xúc cử tri, xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho cử tri hiểu về mình, hiểu về chương trình hành động của mình, năng lực và phẩm chất của mình. Công việc này phải được làm đúng luật và trong khuôn khổ pháp luật, có như vậy mới giúp cử tri lựa chọn trúng người đại diện của mình.
Một mục tiêu nổi bật của Quốc hội khóa XIII là đạt số lượng đại biểu chuyên trách khoảng 33% (nhiệm kỳ khoá XII là 29,41%). Chỉ tiêu này được nâng lên là nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hay nói cách khác là nâng cao chất lượng của Quốc hội. Còn nhớ, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, những ý kiến ghi dấu ấn tại nghị trường phần lớn là của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Giờ đây việc chuẩn bị cơ cấu ứng viên để làm nhiệm vụ đại biểu chuyên trách đã thực hiện xong. Việc có đạt được chỉ tiêu này hay không là nằm ở ý chí của cử tri.
Ngày bầu cử không còn xa, kết quả của kỳ bầu cử này ra sao là do các cử tri, các ứng cử viên và của mọi thành viên trong bộ máy bầu cử từ trung ương đến địa phương quyết định. Chính bởi vậy, đây là lúc cần tiếp tục đề cao ý thức và trách nhiệm công dân với một trong những công việc hệ trọng nhất của quốc gia năm nay./.
Ngư ông đắc lợi  (09/05/2011)
Chiếc cầu khó bắc qua hố ngăn cách Đông - Tây  (09/05/2011)
Quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam - U-crai-na  (09/05/2011)
Thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2010 và định hướng năm 2011  (09/05/2011)
Di cư tự do với sự phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên  (09/05/2011)
Vị thế Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực thế giới  (09/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay