Giá trị sản xuất công nghiệp tăng xấp xỉ 16%
Theo tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước 10 tháng đầu năm đạt khoảng 547.212 tỉ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đạt mức tăng trên 21%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước dẫn đầu về tăng trưởng sản xuất công nghiệp, vượt trội so với 17,8% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và 5,5% của khu vực kinh tế nhà nước.
Một số địa phương đạt tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng chung của giá trị sản xuất công nghiệp cả nước là Phú Thọ, Cần Thơ, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc.
Trong khi đó, điều đáng lo ngại là sản lượng nhiều loại sản phẩm quan trọng phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu lại giảm, chẳng hạn dầu thô và thép tròn giảm xấp trên 8%, than đá giảm 1,2%. Hay một số sản phẩm quan trọng khác chỉ đạt mức tăng không đáng kể là đường, phân hoá học, vải dệt từ sợi bông.
Mặc dù giá cả nhiều mặt hàng cũng như lãi suất ngân hàng trong xu hướng giảm đang được kỳ vọng sẽ bớt áp lực lên các doanh nghiệp, nhưng tình hình sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm vẫn được nhận định là sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại cuộc họp với Bộ Công Thương ngày 30-10 bàn giải pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những tháng cuối năm, giới doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đã kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp về vốn vay.
Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội,Chính phủ ước tính giá trị sản công nghiệp cả năm 2008 sẽ tăng khoảng 16,2% so với năm ngoái; đồng thời tiếp tục coi tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực để duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của năm 2009./.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng (03/11/2008)
Về hiện tượng CPI âm trong tháng 10 năm 2008 (03/11/2008)
Hướng tới Đại hội X Công đoàn Việt Nam (02/11/2008)
9 kỳ Đại hội đã qua của Công đoàn Việt Nam (02/11/2008)
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy tinh thần đoàn kết quân - dân trong Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam