Về hiện tượng CPI âm trong tháng 10 năm 2008
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10, theo thông cáo của Tổng cục Thống kê (TCTK) là số âm (-0,19%). Thông thường, đó là biểu hiện của thiểu phát (deflation), chứ không phải là giảm lạm phát (disinflation) với CPI vẫn là số dương nhưng tỷ lệ nhỏ hơn kỳ trước. Chẳng hạn, năm 2004, lạm phát 9,5% sang năm 2006 lạm phát giảm còn 7,4%, thì có nghĩa lạm phát đã giảm 33% so với 2004. Nó không giống như khi thân nhiệt của người bệnh giảm đi từ sốt cao 39o xuống 37o, mà là một loại sốt rét - biểu hiện cơ thể người bệnh đã chuyển sang căn bệnh khác. Theo kinh tế học hiện đại, thiểu phát thường chỉ xuất hiện khi kinh tế bị suy thoái. Đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế chu kỳ như cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới năm 1929-1933 thiểu phát lúc đó có lúc đã đạt con số âm 30% (-30%).
Nguyên nhân thiểu phát là do đâu? Thông thường, chúng ta hay nghĩ là hết lạm phát thì tất yếu chuyển qua thiểu phát. Nhưng thực tế không giản đơn như vậy. Theo dõi tình hình suy thoái kinh tế thế giới mà báo chí các nước đã nâng mức khủng hoảng kinh tế lên ngang mức 1929 - 1930 với những gói cứu trợ cao chưa từng thấy 700 tỉ USD của Mỹ, chưa kể khối các nước sử dụng đồng ơ-rô và bảng Anh, nhiều nước đang xếp hàng xin được vay vốn IMF... đang làm sôi sục thế giới, thì có thể thấy, sẽ là chủ quan nếu xếp Việt Nam nằm ngoài nguy cơ đó.
Ở Việt Nam, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất lên cao, rồi sau đó khi tốc độ tăng CPI giảm, Ngân hàng Nhà nước và tiếp theo đó là các ngân hàng thưong mại đã đồng loạt hạ lãi suất. Thông thường, nâng lãi suất lên là để kiềm chế lạm phát, còn hạ lãi suất xuống chỉ có thể đúng khi lạm phát cao đã hết. Vì thế, “nâng” lên rồi lại “hạ” xuống khi thị trường chứng khoán chưa công bố CPI âm, là biện pháp không bình thường, cần được quan tâm, nghiên cứu.
Song song với biện pháp đó là việc “thu – rút” tiền về lại diễn ra đồng thời với việc “bơm” tiền ra để hỗ trợ, giúp các ngân hàng khỏi rơi vào tình trạng bị mất khả năng thanh khoản. Đó là biện pháp mới nên rất cần phải phân tích, suy xét thấu đáo, bởi, chữa “bệnh” cho nền kinh tế là hết sức hệ trọng vì nó liên quan tới cuộc sống của hơn 80 triệu người dân; vì vậy, càng cần xem xét kỹ những thông tin đã có về các “bệnh” kinh tế, đồng thời theo sát quá trình diễn biến để “chẩn đoán” đúng và có biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả.
Lạm phát thường có 3 mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải, xoay quanh 10%/năm, mà có lúc các nhà kinh tế gọi là lạm phát lành mạnh, vì cái lợi rất lớn của nó là làm cho kinh tế tăng trưởng cao, năng động, như Trung Quốc từ năm 1984 đến 1997, trong đó có 14 năm duy trì mức lạm phát bình quân 10,98%, và mức tăng trưởng bình quân 10,66%.
- Lạm phát phi mã với mức độ tăng giá từ 10% – 50%/tháng. Đặc trưng của lạm phát phi mã là giá tăng nhanh hơn tăng lượng tiền phát hành vào lưu thông. Trong giai đoạn 1985-1988, ở nước ta lượng tiền tăng 4,4 lần trong năm 1987 thì giá tăng 10 lần vì hiệu ứng chạy trốn khỏi tiền giấy mất giá: cầm tiền chưa nóng tay đã vội mua hàng sợ hàng mai giá sẽ tăng cao hơn. Tiền mua sắm vật dụng tiêu dùng hàng ngày còn dư vội mua vàng hoặc đô-la để cất trữ. Hiệu ứng này đẩy tốc độ lưu thông tiền tệ “V” tăng vọt. Cần phải nhắc lại vấn đề này vì báo chí gần đây ít nhắc đến câu chuyện mang tính chất cơ bản này, nên lạm phát năm 2007 của ta vẫn dưới 10% nhưng đã có bài báo đã dùng từ "giá tăng phi mã" làm người dân hoang mang, gây tâm lý bất an, lo sợ. Viết không chính xác như vậy vô hình là kích thích “V” tăng lên, làm lạm phát nặng thêm.
- Siêu lạm phát với mức độ giá tăng hàng triệu, hàng tỉ lần như ở Đức năm 1921-1923, chỉ hai năm mà giá tăng cả tỉ lần, giá một bao diêm là một triệu mác Đức lúc đó. Thực ra đây là chủ trương của Chính phủ Đức muốn xoá nợ trái phiếu do Chính phủ phát hành trước đây để tiến hành cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. 10 tỉ mác cho Chính phủ vay trước đây, lúc siêu lạm phát chỉ đòi được “vài mác”. Vì vậy, sau này các chính phủ đều phải gắn nợ với chỉ số lãi suất tính theo tỷ lệ lạm phát để bảo vệ quyền lợi của người cho vay.
Trái với lạm phát, thiểu phát nguy hiển hơn nhiều vì thiểu phát là trạng thái của nền kinh tế bị thiếu tiền cho lưu thông, nghĩa là nguời dân không có tiền để mua hàng, doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản, ngân hàng không có tiền để thanh khoản... làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người rơi vào cảnh mất việc làm. Ở nước ta, trong thời kỳ thắt chặt tiền tệ đã có dấu hiệu đó, hoặc trước đây, năm 1999 – 2001 chỉ cần thiểu phát vài tháng trong năm và ở mức độ -0,6% năm 2000 đã làm cho mức tăng trưởng giảm ngay xuống 4,7% so với mức bình quân 10,09% của đầu thập niên 90 thế kỷ XX.
Thiểu phát xuất hiện vào khoảng tháng 3-2008, khi đó Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á đã cảnh báo là Việt Nam nên chấp nhận suy thoái trong ngắn hạn và các nước trên thế giới đang hội họp các khối kinh tế để bàn giải cứu các ngân hàng lớn nhằm chống suy thoái kinh tế. Vì vậy, thiểu phát là hiện tượng kinh tế tiền tệ nguy hiểm hơn nhiều so với lạm phát, nhất là khi nền kinh tế rơi vào trạng thái thiểu phát và suy thoái.
Nhưng thực tế lại cũng có cả một trạng thái nguy hiểm không kém đó là trạng thái lạm-suy (stag-flation ghép từ stagnation - suy thoái và inflation - lạm phát) như thập niên 70 - 80 thế kỷ XX, vừa có hiện tượng lạm phát lại vừa có hiện tượng suy thoái, làm nền kinh tế lao đao, khốn khó. Để minh họa, xin dẫn chứng hai cuộc suy thoái “điển hình” của Mỹ đã xảy ra do FED dùng thuốc chữa lạm phát tiền giấy để chữa lạm phát chi phí đẩy, theo Thống kê Tài chính quốc tế của IMF.
Năm |
1972 |
1973 |
1974 |
1975 |
1979 |
1980 |
1981 |
1982 |
% tăng tiền |
9,41% |
6,1% |
2,41% |
4,47% |
9,42% |
4,86% |
4,88% |
7,41% |
Chỉ số giá |
3,32% |
6,22% |
11,01% |
9,15% |
11,27% |
13,5% |
10,32% |
6,16% |
% tăng GDP |
5,29% |
5,76% |
-0,5% |
-0,19% |
3,16% |
-023% |
2,52% |
-1,94% |
Năm 1973 -1975, FED đã thắt chắt tiền tệ từ 9,41% xuống còn 6,1% rồi 2,41% và 4,47%. Năm 1980 – 1982, tiền tệ cũng bị thắt chặt từ 9,42% xuống còn 4,86% - 4,88% và 7,41%, thêm vào đó FED còn nâng lãi suất tới mức kỷ lục 20%/năm, gấp 3 đến 4 lần các nước công nghiệp khác, nên dẫn tới GDP giảm còn -0,23%, rồi -1,94%, gấp gần 4 lần cuộc suy thoái thứ nhất. Kết quả là, “10 triệu người mất việc làm (10% lực lượng lao động) và 25.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản(1), vài năm sau, có khoảng 1000 ngân hàng tiết kiệm vỡ nợ vì lãi suất 20% mà chi phí bảo hiểm tiền gửi ước tính lên tới 159 tỉ USD(2)./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 27-10 đến 2-11-2008)  (03/11/2008)
Hướng tới Đại hội X Công đoàn Việt Nam  (02/11/2008)
9 kỳ Đại hội đã qua của Công đoàn Việt Nam  (02/11/2008)
Thêm 180 tỉ đồng, 200 tấn gạo khắc phục hậu quả bão  (01/11/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên