Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2008 có nhiều chuyển biến tích cực: lạm phát bước đầu đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 giảm 0,19% so với tháng 9; thu hút vốn đầu tư nướcn goài tiếp tục tăng; họat động dịch vụ diễn ra sôi động; thu ngân sách đạt khá; một số lĩnh vực xã hội có chuyển biến tích cực.
Chiều nay, tại Hà Nội, ngay sau khi phiên họp thường kỳ tháng 10-2008 của Chính phủ vừa kết thúc, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Họp báo thông tin những nội dung chủ yếu của phiên họp. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến, Thứ trưởng Bộ Kế họach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban ngành đã tham dự, chủ trì họp báo và trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có những biến động hết sức nhanh chóng, phức tạp, phiên họp này của Chính phủ thay vì bàn thảo nhiều nội dung như dự kiến trước đây, đã tập trung chỉ bàn một vấn đề là tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 là, lần đầu tiên, kể từ nhiều tháng
nay, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 giảm 0,19% so với tháng 9. Với dấu hiệu này, chỉ số tăng giá tiêu dùng cả năm được dự báo sẽ đạt mục tiêu khống chế dưới mức 25%, vào khoảng 22%.
So với cùng kỳ năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 15,4%; tính chung cả 10 tháng tăng 15,8%; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tăng 30,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng đầu năm ước đạt: 9.100 triệu USD, tăng 38,3%.
Mạng lưới và dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet trong nước tiếp tục phát triển nhanh. Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 10 tháng đầu năm là 26,72 triệu máy, nâng tổng số thuê bao trên toàn mạng đến tháng 10-2008 là 73,67 triệu máy (trong đó, thuê bao di động chiếm 82,7%), đạt mật độ 85,5 máy/100 dân. Tổng số thuê bao internet quy đổi trên mạng đạt 6,233 triệu thuê bao, đạt mật độ 7,23 thuê bao/100 dân. Số người sử dụng dịch vụ internet là 20,45 triệu người.
Tuy nhiên, có động thái đáng lưu ý trong xuất nhập khẩu là, so với tháng 9, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm 3,3%, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu lại tăng 5,2%. Lạm phát bước đầu được kiềm chế nhưng vẫn còn rất cao so với năm 2007...
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều nay,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chúng ta thấy rõ tình hình kinh tế thế giới khó khăn, kinh tế Việt Nam có bị ảnh hưởng, bị tác động, nhưng chúng ta không hoang mang. Nền kinh tế đang có những dấu hiệu thuận lợi cơ bản, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì; lạm phát bước đầu được kiềm chế; những cân đối vĩ mô, an sinh xã hội được bảo đảm...
Mục tiêu Chính phủ đặt ra trong thời gian tới là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động ngăn ngừa suy giảm; duy trì tăng trưởng hợp lý và bền vững; bảo đảm an sinh xã hội; ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng. Để đạt mục tiêu này, các nhóm giải pháp được áp dụng, triển khai là: điều hành chính sách tiền tệ tài khóa theo hướng thắt chặt, nhưng linh hoạt trong điều hành, phù hợp với từng thời kỳ; mở rộng thị trường theo hướng củng cố thị trường truyền thống, tìm thị trường mới, những thị trường hiện đang ít bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính; chú trọng phát triển thị trường nội địa, chú ý đến vùng nông thôn, miền núi, tăng sức mua của người dân sống ở những địa bàn này...; kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh tốc độ giải ngân; bảo đảm an sinh xã hội, không để đời sống của người dân giảm xuống mức thấp hơn; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo niềm tin trong xã hội, trong nhân dân.
Hệ thống ngân hàng đảm bảo khả năng an toàn thanh toán, vốn khả dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng cao tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mại nhà nước.
Các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, không có ngân hàng thương mại nào mất khả năng thanh toán, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có hệ số an toàn vốn lớn hơn mức tối thiểu 8%, khả năng chi trả được đảm bảo.
Tính đến 30-9-2008:
- Số nợ xấu của các ngân hàng là 35.000 tỉ đồng, bằng 2,92% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế.
- Tổng vốn đầu tư cho vay bất động sản là 100.000 tỉ đồng, bằng 9,15% tổng dư nợ (thấp hơn một chút so với năm 2007 là 12%).
|
Ông Tiến cũng công bố 2 số liệu đang được dư luận quan tâm là số nợ xấu và số vốn đầu tư cho vay bất động sản. Về nợ xấu, tính đến ngày 30-9-2008, số nợ xấu của các ngân hàng là 35.000 tỉ đồng, bằng 2,92% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế. Khoản dự phòng rủi ro đã trích lập có khả năng sử dụng, sẵn sàng chi trả, nhưng chưa phải sử dụng là 22.000 tỉ đồng. Từ nay đến cuối năm, số nợ xấu, dự báo, có thể tăng lên một chút, nhưng khó có thể tăng đến 4% - vẫn thấp hơn mức 5% - mức được coi là an toàn.
Đối với cho vay đầu tư bất động sản, cũng tính đến 30-9-2008, tổng vốn đầu tư cho vay bất động sản là 100.000 tỉ đồng, bằng 9,15% tổng dư nợ (thấp hơn một chút so với năm 2007 là 12%). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có lượng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản lớn nhất của cả nước, nhưng cũng chỉ bằng 2,5%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước là 2,92%./.
Đến nay, đã có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Trong đó có 11 quốc gia và vũng lãnh thổ đăng ký đầu tư trên 1 tỉ USD.
Thêm 180 tỉ đồng, 200 tấn gạo khắc phục hậu quả bão  (01/11/2008)
Kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt ngưỡng 2 tỉ USD  (01/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kết thúc chuyến thăm Mông Cổ  (31/10/2008)
Thông cáo số 13 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (31/10/2008)
Hội đàm cấp cao Việt Nam - Mông Cổ  (31/10/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên