Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kết thúc chuyến thăm Mông Cổ
15 giờ chiều 31-10-2008 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu
nhân rời thủ đô U-lan Ba-to lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Mông Cổ theo lời mời của Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a.
*** Hội đàm cấp cao Việt Nam - Mông Cổ
*** Việt Nam là một người bạn gần gũi và hữu nghị của Mông Cổ
Trước khi rời U-lan Ba-to, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi điện cảm ơn Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a. Trong điện, Chủ tịch nước viết “Rời đất nước Mông Cổ tươi đẹp, tôi và Đoàn đại biểu Việt Nam mang theo ấn tượng rất sâu sắc về kết quả chuyến thăm, về lòng mến khách, tình cảm chân thành và tình hữu nghị thắm thiết mà Ngài và các nhà Lãnh đạo khác của Mông Cổ cũng như nhân dân Mông Cổ đã dành cho Đoàn. Thay mặt Đoàn, một lần nữa, tôi xin bày tỏ với Ngài Tổng thống, Phu nhân, Chính phủ và nhân dân Mông Cổ anh em lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Xin chúc Ngài Tổng thống và Phu nhân mạnh khỏe; Chúc nhân dân Mông Cổ anh em phồn vinh, hạnh phúc”.
Kết thúc chuyến thăm Mông Cổ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên ra Thông cáo chung Việt Nam - Mông Cổ.
Sau đây là toàn văn Thông cáo chung Việt Nam - Mông Cổ
1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Mông Cổ Nam-ba-rin En-khơ-bai-avà Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Phu nhân đã thăm chính thức Mông Cổ từ ngày 30 - 31-10-2008.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hội đàm với Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a, tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội D.Dem-be-ren và Quyền Thủ tướng No-ro-vin An-tan-hu-y-ac; thăm Trường phổ thông trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-ađã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Quan hệ đối ngoại Mông Cổ.
2. Các cuộc hội đàm và tiếp kiến diễn ra trong không khí thân mật và hữu nghị. Hai bên thông báo cho nhau tình hình của mỗi nước, trao đổi ý kiến và đạt nhất trí cao về việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Mông Cổ anh em đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng đất nước những năm vừa qua, tỏ ý tin tưởng Chính phủ và nhân dân Mông Cổ sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa nhằm xây dựng đất nước Mông Cổ ngày càng phồn vinh, nhân dân ngày càng hạnh phúc theo con đường đã lựa chọn.
Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a đánh giá cao những thành tựu to lớn của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đổi mới mở cửa, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; bày tỏ tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Hai bên khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Mông Cổ, bày tỏ mong muốn tiếp tục duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp, tăng cường giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa - nghệ thuật... nhằm tăng cường hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, có lợi cho việc mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao hơn theo tinh thần Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Mông Cổ.
4. Hai bên cho rằng, cần tiếp tục mở rộng lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế; khuyến khích các doanh nghiệp hai nước tìm kiếm các hình thức hợp tác phù hợp như đầu tư, liên doanh chế biến nông sản phẩm, sản xuất thuốc chữa bệnh cho người và gia súc, khai thác và chế biến khoáng sản, đưa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển ngày càng hiệu quả, đem lại lợi ich thiết thực cho nhân dân hai nước. Phía Mông Cổ bày tỏ hoan nghênh Việt Nam đầu tư khai thác dầu mỏ, khoáng sản ở Mông Cổ.
Hai bên hoan nghênh những cố gắng của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa hai nước; cho rằng với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ hai nước, phiên họp lần thứ 13 được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào cuối năm nay sẽ đạt được những thỏa thuận cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực hợp tác có tiềm năng giữa hai nước.
5. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thông báo việc Việt Nam quyết định tặng nhân dân Mông Cổ 1.000 tấn gạo và đồng ý bán cho Mông Cổ 20.000 tấn gạo với giá không tính lãi, đồng thời viện trợ cho Mông Cổ một số xe cứu thương thay cho dự án viện trợ xây dựng Trạm thuỷ điện nhỏ mà hai bên đã thoả thuận trước đây. Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a chân thành cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ thân tình nói trên, thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Mông Cổ.
Phía Mông Cổ hoan nghênh Việt Nam hỗ trợ xây dựng Trung tâm văn hóa Hồ Chí Minh và xây dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trường phổ thông trung học số 14 mang tên Hồ Chí Minh.
6. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a nhất trí cho rằng, trong tình hình quốc tế và khu vực thay đổi nhanh chóng, phức tạp như hiện nay, việc hai nước tăng cường hợp tác và phối hợp với nhau tại Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác và Diễn đàn hợp tác đa phương có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của mỗi nước vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Phía Việt Nam khẳng định ủng hộ những nỗ lực của Mông Cổ trong quá trình tham gia vào các tổ chức và diễn đàn đa phương ở khu vực, kể cả việc Mông Cổ xin gia nhập APEC. Hai bên bày tỏ ủng hộ lẫn nhau trong việc Mông Cổ tham gia Hội đồng kinh tế xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2010-2012 và Việt Nam tham gia Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2010-2013.
Phía Mông Cổ chúc mừng Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, nhờ đó, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
7. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm Mông Cổ lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Mông Cổ, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
8. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chân thành cảm ơn Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a và nhân dân Mông Cổ đã dành cho Đoàn Việt Nam sự đón tiếp nồng nhiệt và thân tình. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mời Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a và Phu nhân sang thăm chính thức Việt Nam vào thời gian thuận tiện. Tổng thống Nam-ba-rin En-khơ-bai-a bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời. Thời gian chuyến thăm sẽ được thỏa thuận qua đường Ngoại giao./.
Thông cáo số 13 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (31/10/2008)
Hội đàm cấp cao Việt Nam - Mông Cổ  (31/10/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 14-10-2008 đến ngày 27-10-2008  (31/10/2008)
Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay  (31/10/2008)
Khai mạc Hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet 2008  (31/10/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay