Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa nghệ thuật
Văn hóa, nghệ thuật do con người sáng tạo ra, nó vừa phản ánh đời sống hiện thực của con người và xã hội, vừa thúc đẩy sự phát triển và làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn của đời sống xã hội. Văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Văn hóa thúc đẩy sự phát triển đồng thời là kết quả của phát triển. Văn hóa của một dân tộc thể hiện đậm nét bản sắc của dân tộc đó, vì vậy, văn hóa, nghệ thuật có tính dân tộc sâu sắc.
Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nền văn hóa nước ta đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, sáng tạo ra những giá trị mới để ngày càng hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình đó, nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam vẫn luôn giữ vững và thấm đẫm bản sắc dân tộc, mang đậm tính chất dân tộc.
Trong thời đại mới, nền văn hóa, nghệ thuật của mỗi dân tộc có sự giao lưu, trao đổi rộng rãi với văn hóa thế giới, đòi hỏi mỗi nền văn hóa, nghệ thuật dân tộc phải tiếp thu có chọn lọc, đồng thời giữ gìn và phát huy được các giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình hoạt động cách mạng đầu thế kỷ XX, đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc kết hợp sức mạnh của nhân dân lao động với sức mạnh của giai cấp vô sản quốc tế, từ đó xây dựng tính dân tộc kiểu mới trong nền văn hóa, nghệ thuật mới Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật thể hiện đậm nét chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo những tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây mà Người đã lĩnh hội được trong suốt quá trình hoạt động cách mạng bằng con đường lao động, học tập và tranh đấu. Những tư tưởng nhân văn của Người còn hình thành và phát triển trên nền tảng của truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có truyền thống của quê hương, xứ sở và gia đình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa tính dân tộc và tính nhân loại. Tính chất dân tộc của nền văn hóa, nghệ thuật mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với toàn bộ khả năng sáng tạo và tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật của đông đảo nhân dân. Nền văn hóa, nghệ thuật mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới những giá trị tốt đẹp nhất trong sự phát triển hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn, thích ứng và phù hợp với hệ giá trị chân, thiện, mỹ Việt Nam.
Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới của chúng ta ngày càng đi vào chiều sâu, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh, những biến chuyển trên thế giới ngày càng lớn, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng hối hả thì việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đời sống xã hội càng trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật cần được nghiên cứu, học tập và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
Nội dung cuốn sách phân tích quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật; những định hướng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa và một số giải pháp nhằm vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hồ Chí Minh với phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham ô, lãng phí  (23/05/2007)
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (23/05/2007)
Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI  (23/05/2007)
Việt Nam - WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp  (23/05/2007)
Quan hệ công chúng lý luận và thực tiễn  (23/05/2007)
An Ninh chuyển mình  (22/05/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay