Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19
TCCS - Ngày 9-11-2021, tại Hà Nội, Báo Nhân dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19”.
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; ông Cho Han Deog, Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam, cùng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, phương thức, giải pháp quản trị khủng hoảng thông tin. Khủng hoảng thông tin hay "nạn dịch thông tin" (infodemic) xuất hiện cùng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, gây ra những khó khăn cho việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.
Phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh cho biết, chúng ta đang đối phó với thách thức dịch bệnh thế kỷ, thiệt hại kinh tế và con người có thể tính đếm được nhưng những hệ lụy, tác động không nhìn thấy của nó là khôn lường. Đặc biệt, dịch bệnh kéo theo sự phong tỏa, giãn cách đã làm biến đổi sâu sắc thế giới của chúng ta, từ đời sống văn hóa, kinh tế cho đến thói quen, tập quán, sinh hoạt, ứng xử. Vì vậy, thông tin, truyền thông vừa phải phản ánh sự thay đổi chóng mặt đó của thế giới, đồng thời cũng phải thay đổi thích ứng để tồn tại, nhất là cần nhận dạng, ngăn ngừa để không rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng thông tin, giảm thiểu tối đa tác hại mà khủng hoảng thông tin gây ra.
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, xử lý nhiều vụ đăng tin giả, tin thiếu kiểm chứng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam với sứ mệnh lan tỏa sự thật, hạn chế những thông tin giả. Các cơ quan báo chí tăng cường hoạt động kiểm chứng dữ liệu nhằm bảo đảm, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho công chúng. Đây là những nỗ lực cần thiết để xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, tích cực vì lợi ích của từng cá nhân và vì sự phát triển của đất nước.
Báo Nhân dân - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam - là một trong những cơ quan truyền thông chủ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thời gian qua đã chứng tỏ khả năng đổi mới thích ứng, thể nghiệm mạnh mẽ trên tất cả loại hình báo chí, báo điện tử, báo viết, phiên bản Radio Nhân dân, trên các nền tảng công nghệ hiện đại hướng mạnh tới tất cả các tầng lớp bạn đọc. Đây chính là chìa khóa để quản trị khủng hoảng thông tin nói chung, khủng hoảng thông tin trong bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19 là vấn đề nóng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ song song, không kém phần cấp bách so với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, nhất là trên môi trường truyền thông xã hội, ranh giới giữa thông tin thật và thông tin giả đang trở nên mong manh. Sự hỗn độn phức tạp của thông tin về dịch bệnh là thách thức to lớn đối với nhà báo trong hoạt động kiểm chứng thông tin. Đây cũng là thách thức đối với khả năng xử lý, đánh giá và phân tích thông tin của công chúng.
Theo PGS, TS. Phạm Minh Sơn, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 cùng cuộc khủng hoảng thông tin đã gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Sự lan tràn của tin giả, thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội làm cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí có vai trò quan trọng trong nỗ lực phòng, chống đại dịch và quản trị khủng hoảng thông tin.
Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam Cho Han Deog cho biết, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã kéo theo cuộc khủng hoảng thông tin, đe dọa niềm tin của người dân vào các thiết chế xã hội. Đây là vấn đề của không riêng quốc gia nào trên thế giới và cần được giải quyết bằng những giải pháp phù hợp, kịp thời và sáng tạo. Vì vậy, Hội thảo “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19” được tổ chức mang ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng môi trường truyền thông tích cực và lành mạnh hơn.
Với hai phiên thảo luận chuyên đề, các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận vào thực trạng của cuộc khủng hoảng thông tin trong đại dịch COVID-19 hiện nay; chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, giải pháp để tăng cường truyền thông về dịch bệnh; nâng cao vai trò thông tin của báo chí; phòng chống tin giả, thông tin sai lệch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong truyền thông về dịch COVID-19. Với 6 chuyên đề, các nhà khoa học tập trung làm rõ về vai trò của báo chí Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19; đại dịch COVID-19 và những tác động đối với báo chí; quan điểm, định hướng, giải pháp xử lý thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19. Đồng thời, các đại biểu đã lắng nghe kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thích ứng với chính sách phòng, chống COVID-19 và chất lượng thông tin; quan hệ giữa thái độ chính trị và hành vi sử dụng truyền thông trong việc hình thành niềm tin với thông tin sai lệch về COVID-19...
Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch COVID-19” nằm trong chuỗi các hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc và các cơ quan báo chí tổ chức từ năm 2016 trở lại đây. Các hội thảo là những diễn đàn quan trọng cho các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và giải pháp cho các vấn đề báo chí, truyền thông và xã hội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng./.
Phát triển mô hình người Hà Nội đi du lịch tại Hà Nội trong điều kiện bình thường mới hiện nay  (20/10/2021)
Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc  (19/10/2021)
Đại hội XIII của Đảng - Tầm nhìn phát triển, tư duy đột phá và định hướng chính sách  (17/10/2021)
Vietcombank - Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020 - 2021  (14/10/2021)
Quảng Nam - hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách  (10/10/2021)
Đồng chí Lê Đức Thọ: Người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng  (09/10/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển