Aristotle và Hàn Phi Tử con người chính trị và thể chế chính trị
Aristotle (năm 384-322 trước công nguyên) và Hàn Phi Tử (năm 280-233 trước công nguyên) - một ở phương Tây, một ở phương Đông, nhưng đều là nhà tư tưởng lỗi lạc của thời kỳ cổ đại, cùng quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm lớn về những vấn đề quan trọng nhất của đời sống chính trị - xã hội đương thời: đó là quan điểm về con người chính trị và thể chế chính trị.
Về con người chính trị, cả Aristotle và Hàn Phi Tử đều xuất phát từ bản tính tự nhiên, cố hữu của con người, nhưng Hàn Phi Tử khai thác khía cạnh thiện và ác của con người, còn Aristotle khai thác khía cạnh suy lý và hợp tác của họ. Từ đó Hàn Phi Tử xây dựng lý thuyết pháp trị của mình nhằm ngăn chặn tính ác của con người để ổn định xã hội Trung Quốc thời kỳ loạn lạc; còn Aristotle xây dựng lý thuyết chính trị của mình với mục đích làm sao cho trong đời sống cộng đồng con người được sống tốt hơn. Như vậy, điểm xuất phát và mục tiêu chính trị của họ có những điểm tương đồng, mặc dù họ khai thác và phân tích các khía cạnh cụ thể rất khác nhau.
Về thể chế chính trị, cả Aristotle và Hàn Phi Tử đều đặc biệt chú ý đến vai trò, quyền lực của pháp luật; đều chủ trương pháp luật phải được thực thi trong thực tế. Như vậy, trong các tác phẩm của cả hai nhà tư tưởng vĩ đại phương Tây và phương Đông thời cổ đại này đều đã “lấp lánh” tư tưởng pháp quyền. Điều đó có giá trị lý luận và thực tiễn cao trong lịch sử tư tưởng và vẫn có ý nghĩa đặc biệt cho đến ngày nay.
Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và đông đảo những người quan tâm.
Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới (17/04/2007)
Thăng Long Hà Nội - một nghìn sự kiện lịch sử (17/04/2007)
Nhận thức và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (13/04/2007)
Con mắt giả (10/04/2007)
Kinh tế thị trường qua các bước đổi mới tư duy (10/04/2007)
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam