Cần đưa môn chính trị học vào chương trình đào tạo đại học và cao đẳng
Lịch sử từ khi ra đời “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đến nay đã chứng tỏ rõ rằng: cuộc đấu tranh căng thẳng trên lĩnh vực hệ tư tưởng giữa những người cộng sản và giai cấp tư sản không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời, mà là cuộc đấu tranh trường kỳ, luôn diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn cầu dưới hình thức này hay hình thức khác.
Trong toàn bộ chiến lược phá hoại hệ tư tưởng cộng sản, đánh phá hệ tư tưởng chính trị là mũi đột phá cực kỳ quan trọng và nguy hiểm. Trên mặt trận này, các thế lực thù địch đang nhằm vào mục tiêu cơ bản và lâu dài là bằng mọi cách xuyên tạc, phủ nhận tính hợp quy luật và tính tiến bộ lịch sử của chủ nhĩa xã hội, xóa bỏ niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn, thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản và con đường tư bản chủ nghĩa.
Trước sự càn lướt của cơn “bão táp thông tin” đa phương tiện, có thể nói, chưa bao giờ con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, đang hàng ngày hàng giờ bị “bối rối”, bị chìm ngập trong dòng xoáy của hàng loạt tư tưởng, quan niệm, chính kiến, nhận thức khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hiện nay; trong đó, sinh viên đang là đối tượng trọng điểm hàng đầu của chiến lược phá hoại tư tưởng của kẻ thù. Để giúp sinh viên vững vàng trước mọi thử thách, cần tăng cường giáo dục tư tưởng, lý luận nói chung, chính trị học nói riêng nhằm nâng cao nhận thức và kết hợp cuộc đấu tranh chống tư tưởng thù địch với việc rèn luyện tư tưởng chính trị cho sinh viên.
Thuật ngữ “chính trị học” đã được ghi vào Từ điển Bách khoa Việt Nam và được giải thích là “khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị… Vấn đề trung tâm của chính trị học là nghiên cứu quyền lực chính trị, phương thức giành quyền lực chính trị, các thiết chế và các hình thức tổ chức thực hiện quyền lực chính trị, các kiểu hệ thống chính trị đã có trong lịch sử và đang tồn tại trong thời đại ngày nay”(1). Chính trị học cũng “nghiên cứu các mối liên hệ về lý luận chính trị của các chế độ xã hội”(2). Với nhiệm vụ nghiên cứu như vậy, chính trị học chỉ có thể hoàn thành vai trò của mình trong cuộc đấu tranh chống phá hoại tư tưởng của sinh viên khi thâm nhập được vào đời sống sinh viên, thông qua việc trang bị những tri thức cơ bản của chính trị học cho họ.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa bao giờ chính trị học có chỗ đứng chính thức trong danh mục các môn khoa học được gọi là môn học chung, bắt buộc đối với sinh viên trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng ở nước ta.
Rõ ràng, sinh viên, trí thức là tầng lớp luôn được coi là nhạy cảm đối với các vấn đề của chính trị, đặc biệt là các vấn đề về quan điểm chính trị. Song, nếu không có tri thức khoa học làm nền tảng và định hướng sẽ khó tránh khỏi những nhận thức và hành động tự phát, sai lệch. Chúng ta luôn đòi hỏi thanh niên, sinh viên phải phát huy tính tích cực chính trị, sáng kiến chính trị trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống các quan điểm chính trị phản động do “nội sinh”, hoặc “ngoại nhập” v.v.. Nhưng chúng ta lại chưa trang bị cho họ những tri thức khoa học trực tiếp nhất về các lĩnh vực đó, tức chính trị học - là điều kiện cần để họ đáp ứng những đòi hỏi nói trên.
Sự thiếu hụt nguồn lực tri thức chính trị học, sự không hiểu biết, hoặc hiểu biết quá ít, thiếu căn bản và thiếu tính hệ thống về môn khoa học này bắt nguồn từ việc thiết kế chương trình đào tạo đại học, đã tạo ra một sơ hở lớn trong việc xây dựng, củng cố và “bố trí trận địa tư tưởng” trong sinh viên của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta đã không trao cho sinh viên một vũ khí tri thức lợi hại trong cuộc đấu tranh chống chiến lược phá hoại tư tưởng và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch - đó chính là tri thức chính trị học.
Nhớ lại thập niên 90 của thế kỷ XX, trong xu thế đổi mới tư duy và chuẩn hóa tri thức, môn chính trị học từng được đưa vào giảng dạy thí điểm ở một số ngành và một số trường đại học có chọn lọc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay, môn chính trị học vẫn chưa xác lập được vị trí xứng đáng trong danh mục các môn học chung, bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng ở nước ta.
Hiện nay, tất cả các tác phẩm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và của V.I. Lê-nin đã được dịch ra tiếng Việt; các khoa học chính trị mác-xít như triết học, kinh tế học chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… đã được đưa vào giảng dạy trong tất cả các trường đại học và cao đẳng trong mấy chục năm qua; gần đây là môn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được đưa vào danh mục các môn học chung, bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học. Cho nên, không có gì để lo ngại rằng, chính trị học khi được đưa vào giảng dạy và học tập trong các trường đại học và cao đẳng lại không có được sự chỉ dẫn, bổ sung bởi phương pháp luận và bản thể luận của chính trị học mác-xít.
Như trên đã đề cập, chúng ta đang chứng kiến cuộc chiến tranh phá hoại tư tưởng “công nghệ cao” với quy mô lớn và cường độ mạnh; với độ nhanh, độ nhạy và độ sâu chưa từng thấy trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường riêng trên lĩnh vực tư tưởng: cộng sản và tư sản. Toàn cầu hóa đang bị các kẻ thù tư tưởng chính trị triệt để lợi dụng vào cuộc chiến tranh này. Điều kiện và thủ đoạn mới đầy phức tạp và tinh vi của chiến tranh phá hoại tư tưởng của kẻ thù đòi hỏi từng cá nhân, dù không nhằm trở thành nhà chính trị nhưng phải có tố chất văn hóa chính trị, nắm vững những nguyên lý phân tích của chính trị học mác-xít về thời đại ngày nay và các quá trình đang diễn ra trong đó.
Trong cuộc sống phức tạp của xu thế toàn cầu hoá hôm nay, nhiều phạm trù chân thực của chính trị học đang bị đảo ngược, bị lợi dụng vào những ý đồ chính trị xảo quyệt. Các khái niệm “dân chủ”, “tự do”, “nhân quyền” đang trở thành chiêu bài của những thế lực có âm mưu bành trướng can thiệp vào công việc nội bộ của những nước khác. Nhiều nhà lý luận của giai cấp tư sản hiện đại thậm chí còn chủ trương rằng, nhân quyền cao hơn cả chủ quyền quốc gia! Đối với chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa là tư bản hóa toàn cầu; đối với Mỹ, toàn cầu hóa là Mỹ hóa toàn cầu, nên những gì không phù hợp với lợi ích sâu xa đó của họ đều bị quy kết là vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền và đòi phải gạt bỏ.
Phê phán một cách có lý lẽ, vạch trần bản chất giai cấp, tính giả dối, bịp bợm và phản động trong các quan điểm, các luận thuyết chính trị của giai cấp tư sản và chủ nghĩa đế quốc; đồng thời khẳng định một cách có căn cứ, có sức thuyết phục hệ tư tưởng chính trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; trên cơ sở đó, củng cố và tăng cường hơn nữa sự thống nhất về tư tưởng chính trị của toàn xã hội, bảo đảm được sự tin tưởng tuyệt đối, sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản là một chức năng quan trọng của các khoa học xã hội và nhân văn, mà trực tiếp và trước hết là các khoa học về chính trị: triết học, kinh tế học chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và chính trị học. Mọi tri thức đều quan trọng đối với cuộc sống con người. Song tri thức có tầm quan trọng hàng đầu là khoa học tự giải phóng của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân loại cần lao và tiến bộ thoát khỏi mọi chế độ người bóc lột người, cũng như tình trạngdân tộc này nô dịch dân tộc khác, nước này thôn tính nước khác - tức là những tri thức khoa học về lĩnh vực chính trị - xã hội, trong đó có tri thức chính trị học.
Siết chặt quy định thành lập ngân hàng mới  (10/10/2008)
Trường Đại học An ninh Nhân dân long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh  (10/10/2008)
Vì sao chủ nghĩa tư bản điều chỉnh không tránh được khủng hoảng chu kỳ?  (10/10/2008)
Quân khu IV triển khai học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X)  (10/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay