Ngành công thương đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
Ngày 25-9, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Ðại hội Thi đua yêu nước ngành công thương lần thứ nhất, giai đoạn 2006-2010. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh gửi lẵng hoa chúc mừng. Ðến dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Ðảng: Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương; Ðặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Năm năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song ngành công thương đã đạt nhiều thành tựu: duy trì phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 13,8%/năm; tám tháng đầu năm 2010 đạt 504,2 nghìn tỉ đồng, tăng 13,7%; kim ngạch xuất khẩu đạt 44,5 tỉ USD, tăng 19,7% so cùng kỳ, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Cơ cấu sản xuất được chuyển dịch theo hướng tích cực; nhiều dự án đầu tư quy mô lớn đã được thực hiện, một số đi vào hoạt động, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng nhiều sản phẩm công nghiệp... Thông qua các phong trào thi đua từ năm 2006 đến nay, Bộ Công thương và các ngành dầu khí, điện, than, dệt may đã được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng.
Trong giai đoạn 2011-2015, ngành công thương đặt các mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân toàn ngành đạt 13,5%/năm; tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt bình quân 12%/năm, phấn đấu đến năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu 118 tỉ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ nội địa đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 25%/năm; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế...
Phát biểu ý kiến tại đại hội, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ttung ương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan biểu dương và đánh giá cao những thành tựu mà tập thể cán bộ, công nhân viên ngành công thương đạt được thời gian qua, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Tình hình mới mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn, do đó, ngành công thương cần chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến thị trường, thực hiện tốt các cam kết hội nhập khu vực và quốc tế; tìm giải pháp mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Toàn ngành đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước lên một tầm cao mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Ðảng, Nhà nước giao phó./.
ADB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam (28/09/2010)
Kỷ niệm 70 năm ngày diễn ra khởi nghĩa Bắc Sơn (28/09/2010)
Phấn đấu giải quyết dứt điểm khiếu nại và tố cáo (28/09/2010)
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay