Việt Nam sẽ tổ chức AIPA vào năm 2010
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Trưởng đoàn các nước thành viên AIPA tại lễ bế mạc |
Thứ nhất, kỳ họp tiếp tục khẳng định và thể hiện vai trò quan trọng của AIPA trong đời sống chính trị của các nước ASEAN cũng như trên phạm vi quốc tế. Với việc thông qua Thông cáo chung, hơn 40 Nghị quyết chuyên đề và bảy cuộc đối thoại giữa các thành viên AIPA với các đối tác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ôt-xtrây-lia, Nhật Bản, Nghị viện châu Âu, AIPA tiếp tục khuyến nghị Nghị viện cũng như Chính phủ các nước trong ASEAN đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề cấp bách đang đặt ra của khu vực, như vấn đề phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh lương thực…
Thứ hai, AIPA lần này khẳng định yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động với tư cách như một tổ chức có sự liên kết và đồng thuận cao. Tiếp theo Đại hội đồng AIPO 27 được tổ chức tại Cebu, Philippines năm ngoái, đổi tên AIPO thành AIPA, sửa Điều lệ AIPA, trong đó quyết định việc thành lập Ban Thư ký, bổ nhiệm Tổng Thư ký chuyên nghiệp, cũng như tăng cường sự hợp tác giữa AIPA với ASEAN…, lần này AIPA một lần nữa bày tỏ ý tưởng tiến tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết và hoạt động thiết thực hơn. Cùng hướng đến cộng đồng ASEAN vào năm 2015, AIPA lần này cũng quyết định tăng cường tính chuyên nghiệp của Ban Thư ký, mở rộng hoạt động của Ban Thư ký AIPA, thể hiện qua quyết định tăng đóng góp của mỗi nước thành viên từ 20.000 USD lên 30.000 USD.
Thứ ba, Đại hội đồng AIPA 28 tiếp tục thể hiện tình cảm, mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các ý kiến, đề xuất của các đại biểu tham dự Đại hội đồng đều xoay quanh chủ đề “Cộng đồng ASEAN – Cộng đồng của nhân dân”. Dù còn những ý kiến khác nhau song tinh thần chung của AIPA 28 là tiếp tục củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các nước trong khu vực. Đây cũng là bài học giúp cho AIPA đạt được những kết quả trong 30 năm qua.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tham gia Đoàn Chủ tịch Phiên họp Ảnh: Trí Dũng |
Tại kỳ họp lần này, Việt Nam đề xuất hai nghị quyết về tăng cường vai trò của AIPA trong việc xây dựng Hiến chương ASEAN, và thiết lập “kênh” hợp tác giữa AIPA và ASEAN. Hai nghị quyết của Việt Nam nêu ra được đánh giá cao và được Đại hội đồng thông qua. Chung quanh việc xây dựng Hiến chương ASEAN, Việt Nam đề nghị AIPA ngay từ đầu phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình này. Nghị viện mỗi nước thành viên phải có trách nhiệm xem xét và phê chuẩn Hiến chương này, sau đó là giám sát việc tổ chức thực hiện.
Bên lề của phiên họp, Đoàn Việt Nam có một số hoạt động song phương với Chủ tịch Hạ viện AIPA đồng thời cũng là Chủ tịch AIPA - 28; gặp Chủ tịch tập đoàn dầu khí Pe-trô-nat, thăm thủ đô mới của Ma-lai-xia, thăm tập đoàn điện tử Prô-sô-nic - nơi có gần 300 lao động Việt Nam đang làm việc; tiếp xúc với tất cả các trưởng đoàn các thành viên AIPA cũng như quan sát viên. Cảm nhận chung của đoàn là các nước đều đánh giá cao sự ổn định và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam, ca ngợi khối đại đoàn kết toàn dân, bày tỏ mong muốn tăng cường sự hợp tác với Việt Nam một cách thiết thực, hiệu quả hơn.
Kết thúc AIPA, Quốc hội Việt Nam sẽ phải làm rất nhiều việc để cùng với Chính phủ Việt Nam hướng tới một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đó là: thúc đẩy việc soạn thảo Hiến chương ASEAN, triển khai thực hiện các Nghị quyết mà AIPA thông qua; tuyên truyền để nhân dân mỗi nước trong khối hiểu về các Nghị quyết đó; thể chế hóa, cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và có tổng kết kết quả thực hiện. Qua đây, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước bạn, bởi chỉ 3 năm nữa chúng ta cũng tổ chức AIPA. Đó sẽ là một năm rất có ý nghĩa.
Động cơ thật của một nhà “giả” tu  (28/08/2007)
Hà Nội: gần 680 tỉ đồng đầu tư vào các cụm công nghiệp  (27/08/2007)
Bài phát biểu của đồng chí Trương Tấn Sang  (24/08/2007)
Góp phần xây dựng nông thôn mới  (24/08/2007)
Thêm 8,3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam  (24/08/2007)
Xuất khẩu 8 tháng đạt trên 31,2 tỉ USD  (24/08/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay