Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024
TCCS - Ngày 8-5-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức có chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hoạt động chuyển số ngành ngân hàng đạt được những thành quả đáng khích lệ, góp phần xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Đến nay, hơn 87% số người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017 - 2023 đạt trên 100%/năm.
Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển, bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn. Các công nghệ số mới cũng được ứng dụng mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, doanh nghiệp. Việt Nam đã hoàn thành kết nối thanh toán xuyên biên giới qua mã QR với Thái Lan, Campuchia và đang triển khai với Lào, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.
Ngành ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong công tác phòng, chống tội phạm; ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, định danh và xác thực chính xác thông tin khách hàng, hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng trên kênh điện tử, bảo lãnh điện tử, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Đến nay, có 58 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ căn cước gắn chíp qua thiết bị tại quầy, 14 tổ chức tín dụng đang thử nghiệm ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID) vào các nghiệp vụ: Mở tài khoản thanh toán; xác thực giao dịch thanh toán; đối chiếu, xác thực thông tin khách hàng. Hoạt động thanh toàn không dùng tiền mặt, ngân hàng số tiếp tục có chuyển biến tích cực. Trong 4 tháng năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; qua kênh internet tăng tương ứng 48,81% và 25,73%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 58,70% và 33,12%.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã lựa chọn chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".
Trọng tâm đặt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế số, trong đó ngành ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, mọi mặt hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng, ngành ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số và công dân số. Đồng thời biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng; sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế, như vướng mắc về thể chế; hạ tầng số, nền tảng số còn chưa theo kịp nhu cầu thực tế; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật thông tin còn nhiều thách thức; các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển các công nghệ mới (fintech) còn hạn chế; thiếu hụt nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin...
Thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trên tinh thần là “5 đẩy mạnh”. Trong đó, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển, mở rộng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo nền tảng quan trọng cho phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, nền kinh tế số; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền; đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành ngân hàng, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn bảo mật mới, bảo đảm thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và chi phí hợp lý.
Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng, ngành ngân hàng sẽ tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước./.
Hà Phương (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Điện Biên Phủ  (08/05/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra  (05/05/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ  (18/04/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên  (17/04/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển