Hướng tới một AIPA liên kết chặt chẽ và hiệu quả
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp
Đại hội đồng AIPA 28 thống nhất thông qua 48 Nghị quyết, trong đó có 2 Nghị quyết (do Việt Nam đề xuất) về ủng hộ Hiến chương ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác, phối hợp hoạt động giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; thiết lập “kênh” đối thoại, trao đổi thông tin giữa AIPA với ASEAN
Sau 5 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chiều ngày 23-8, Đại hội đồng Liên minh nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 28 (AIPA 28) tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) bế mạc. Đại hội đồng đã ra Thông cáo chung, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng nhằm hướng tới một tổ chức Liên minh nghị viện liên kết chặt chẽ hoạt động hiểu quả và thiết thực hơn.
48 nghị quyết đã được các Ủy ban thông qua tại Đại hội đồng lần này. Điểm mới là AIPA 28 bổ nhiệm ông Mamud bin Ahdam (người Malaysia) làm Tổng Thư ký thường trực của Đại hội đồng AIPA, với nhiệm kỳ hoạt động 3 năm. Tổng Thư ký sẽ làm việc chuyên trách, điều hành mọi hoạt động của Ban Thư ký thường trực và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng AIPA.
Đại hội đồng AIPA28 cũng thống nhất thông qua hai Nghị quyết (do Việt Nam đề xuất) về ủng hộ Hiến chương ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác, phối hợp hoạt động giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; thiết lập “kênh” đối thoại, trao đổi thông tin giữa AIPA với ASEAN. Mục tiêu của việc làm này là nhằm hướng tới cộng đồng nhân dân dựa trên 3 trụ cột là an ninh - chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội.
Đại hội đồng AIPA lần này cũng thông qua nghị quyết về tăng cường sự hợp tác giữa Quốc hội các nước trong nhiều lĩnh vực cụ thể được coi là "nóng" hiện nay của các nuớc và khu vực như ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, về đào tạo nguồn nhân lực, giảm khoảng cách giàu nghèo, vấn đề di dân tự do, hợp tác giáo dục và nhiều vấn đề quan trọng khác… Đại hội đồng nhấn mạnh, đây là những vấn đề của khu vực và các nước phải có trách nhiệm chung tay giải quyết. Muốn vậy AIPA phải tăng cường hợp tác và cùng nhau chia sẻ. Sau khi thông qua từng nhóm nghị quyết thuộc các ủy ban, tất cả các trưởng đoàn cùng nhau ký vào hiệp định thành lập Ban thư ký và Thông cáo chung của AIPA 28.
Trong diễn văn bế mạc, Ngài Ranli bin Ngah Talipb, Chủ tịch Hạ viện Malaysia, Chủ tịch AIPA 28 nêu rõ: Đại hội đồng Liên minh nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 28 đã thành công tốt đẹp, khẳng định quyết tâm của mỗi nuớc thành viên vì sự hội nhập và phát triển của khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của AIPA là hướng tới cộng đồng nhân dân, chính vì vậy các Quốc hội thành viên phải đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tốt các nghị quyết đã đề ra. Chủ tịch Hạ viện Malaysia Rammli bin Ngah Talip nói: “Hành động, thiết thực và hiệu quả đó là phương châm của AIPA trong đó vai trò của các nghị sĩ - những người đại diện cho nhân dân phải được thể hiện”.
Tại lễ bế mạc, Ngài Tan Sri Dato Seri DiRaja Ramli bin Ngah Talib, Chủ tịch AIPA 28, Chủ tịch Hạ viện Malaysia đã bàn giao chức Chủ tịch AIPA 29 cho Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Singapore. Thời gian tổ chức AIPA 29 dự định vào khoảng thời gian này năm sau tại Singapore.
** Nhân dịp sang tham dự AIPA 28, sáng ngày 23-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tới thăm Tập đoàn điện tử Prosonic của Malaysia, nói chuyện với lao động Việt Nam đang làm việc tại Tập đoàn này.
Thành lập cách đây hơn 17 năm, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử âm thanh đến nay Tập đoàn này đã có quan hệ hợp tác với nhiều nước như Trung Quốc, Anh, Mexico. Hiện nay, tập đoàn có gần 300 lao động Việt Nam đang làm việc cho các Công ty thành viên. Chủ tịch tập đoàn Prosonic cho biết tập đoàn đang tiếp tục mở rộng hợp tác với nước ngoài trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của Ban giám đốc tập đoàn, người lao động Việt Nam làm việc cần cù, thông minh và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Prosonic. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng quan tâm thêm một số vấn đề khác và trực tiếp hỏi Tổng giám đốc Tập đoàn. Đó là điều kiện ăn ở của công nhân Việt Nam, chính sách đối với lao động nước ngoài của các Công ty Malaysia, việc đào tạo tay nghề. Chủ tịch hoan nghênh sự hợp tác của tập đoàn Prosonic, mong muốn các công ty sẽ tạo điều kiện làm việc cho lao động Việt Nam. Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất với các doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam.
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các thành viên trong đoàn đã có cuộc nói chuyện thân mật với lao động Việt Nam đang làm việc tại Công ty Fomusa của Prosonic. Bên cạnh những thuận lợi, cũng có nhiều vấn đề khó khăn như việc làm không đều, bất đồng ngôn ngữ, chưa hiểu hết phong tục tập quán và luật pháp của bạn. Anh chị em lao động kiến nghị Quốc hội cần quản lý chặt chẽ hơn các tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để tránh thiệt thòi cho người lao động. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với những khó khăn của công nhân lao động làm việc xa nhà và lưu ý cần phát huy tinh thần đoàn kết, lao động tốt, tìm hiểu và tuân thủ luật pháp nước bạn. Những kiến nghị của anh chị em sẽ được các cơ quan Quốc hội quan tâm lưu ý, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo quyền lợi của người lao động ở nước ngoài.
Ngày 24-8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn Quốc hội Việt Nam lên đường về nước, kết thúc chuyến công tác tham dự Đại hội đồng Liên minh nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 28./.
Tạo thế vươn lên ở một huyện miền núi  (24/08/2007)
Tấm gương vì lòng nhân ái, khoan dung  (24/08/2007)
Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 (sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)  (24/08/2007)
176 câu hỏi và trả lời về thi đua khen thưởng  (24/08/2007)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm