Các nước GMS cần đối tác hợp tác kinh tế khu vực
Chiều 20-8 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á tổ chức buổi họp báo nhằm thông báo những kết quả làm việc trong hai ngày 19 và 20-8 của Chương trình Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong (GMS) và Hội nghị Bộ trưởng các nước GMS lần thứ16.
Cuộc họp của các đối tác phát triển là một yếu tố quan trọng trong quá trình hợp tác tiếp tục và hình thành quan hệ đối tác trong việc hỗ trợ Chương trình GMS.
Cuộc họp đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các đối tác phát triển trong việc hỗ trợ Chương trình nghị sự phát triển của các quốc gia tiểu vùng sông Mekong trong khuôn khổ Chương trình GMS.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong sáng kiến hợp tác này, với các bước tiến rõ rệt của hợp tác GMS ở nhiều khía cạnh.
Hợp tác kinh tế GMS đã hình thành và vận hành có hiệu quả thể chế hợp tác tiểu vùng GMS. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn nảy sinh trong hợp tác GMS, các nước GMS đã, đang và tiếp tục phối hợp và điều chỉnh chính sách hợp tác ở tầm vĩ mô và được thể hiện qua các văn bản hoặc thảo thuận giữa các nước GMS như các Tuyên bố chung của các nguyên thủ quốc gia các nước GMS tại các Hội nghị thượng đỉnh GMS, các thỏa thuận đạt được tại các Hội nghị Bộ trưởng GMS... và các điều ước quốc tế khác mà các bên tham gia ký kết và triển khai thực hiện.
Ông C.Lo-ren-xơ Grin Út (C. Lawrence Greenwood), Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB nhấn mạnh, vấn đề then chốt hiện nay là phải tăng cường các bên có liên quan nhằm đạt được toàn diện các lợi ích từ sự liên kết thực tại.
Các vấn đề mới và đang gia tăng về tầm quan trọng bao gồm biến đổi khí hậu và môi trường, an ninh lương thực và hiệu quả năng lược...
Tại hội nghị, các đối tác phát triển đã bày tỏ sự tiếp tục hỗ trợ của họ dành cho Chương trình GMS dưới các hình thức tài chính, chính sách, thể chế, xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, các hình thức hỗ trợ dựa trên các công cụ tri thức, việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức.
Các đối tác phát triển cũng mong muốn tiếp tục tham gia với các quốc gia GMS trong lĩnh vực giao thông vận tải và hỗ trợ thương mại, môi trường và giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nước tổng hợp tại khu vực hạ lưu sông Mekong, nông nghiệp cho thương mại và an ninh lương thực, năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, các sáng kiến di cư an toàn, hỗ trợ các cơ quan cấp tiểu vùng như Học viện Mekong, và Ủy ban sông Mekong, tăng cường quan hệ đối tác công-tư.
Từ năm 1992, các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mekong đã tham gia một chương trình tổng thể về hợp tác kinh tế với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác.
Việc mở rộng sự liên kết giữa các nền kinh tế tại các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong mở rộng có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng chung và cải thiện sự ổn định trong khu vực.
Chương trình này tạo ra lợi ích đáng kể cho các quốc gia cùng chia sẻ dòng sông Mekong. Các cơ hội và tăng trưởng kinh tế được nâng cao đáng kể, và tỷ lệ nghèo đói đã giảm còn một nửa./.
CIEM: 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam  (21/08/2010)
Kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (21/08/2010)
Khai mạc phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  (21/08/2010)
GMS: Tầm nhìn mới cho liên kết hạ tầng nền  (20/08/2010)
Đơn vị chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi I-rắc  (20/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên