Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền
Chiều 19-6, Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền đã họp phiên thứ nhất, kiện toàn thành viên, bàn thảo quy chế làm việc và triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế và giải pháp trong công tác phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
Ban Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam.
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng làm Phó Trưởng ban Thường trực và Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Phó Trưởng ban.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, các nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo là đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố, hành vi rửa tiền liên quan đến hoạt động giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng... nhằm tham mưu tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách pháp luật phòng, chống, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này, bảo đảm thị trường tài chính, môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến, Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, Bộ Công an chủ trì đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố.
Mục đích của đánh giá rủi ro quốc gia là nhằm xác định và đo lường các rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam, từ đó có biện pháp khắc phục và giải quyết đối với các rủi ro này. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên và quan trọng mà các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố đưa ra và yêu cầu các quốc gia phải thực hiện.
Thông tin trong báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia sẽ được coi là nguồn tham khảo hữu ích cho Đoàn đánh giá của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền khi đánh giá cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam, dự kiến sẽ thực hiện vào quý 4-2019./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Phần tử xấu lợi dụng Luật đặc khu và Luật an ninh mạng để kích động gây rối trật tự (19/06/2018)
Sóc Trăng sẽ là “kho chứa bạc” của các nhà đầu tư (19/06/2018)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam