Giới doanh nghiệp Anh lo ngại không đạt được thỏa thuận với EU
22:01, ngày 23-10-2017
Chính phủ Anh cần hành động ngay để đảm bảo có được một thỏa thuận chuyển tiếp khi nước này rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, hoặc phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm và nguồn vốn đầu tư sụt giảm.
Đây là một phần nội dung trong bức thư dự thảo được năm tổ chức quản lý doanh nghiệp hàng đầu của Anh chuẩn bị gửi tới Bộ trưởng phụ trách đàm phán Brexit David Davis.
Trong bức thư, đại diện năm tổ chức gồm Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI), Phòng Thương mại Anh, Viện Giám đốc (IoD), Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và Liên hiệp các nhà sản xuất (EEF) nhấn mạnh cần nhanh chóng có được một thỏa thuận về quy chế chuyển tiếp bởi các doanh nghiệp đang phải cân nhắc đưa ra những quyết định đầu tư vào đầu năm 2018, điều sẽ trực tiếp tác động lớn đến thị trường việc làm và hoạt động đầu tư tại Anh.
Cụ thể, năm tổ chức trên lưu ý thỏa thuận cần chú trọng vào mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU trong giai đoạn quá độ, theo đó mối quan hệ này phải tương đương nhất có thể so với hiện nay.
Theo giới phân tích, bức thư trên cho thấy các doanh nghiệp Anh đang ngày càng lo ngại về nguy cơ Anh có thể rời EU mà không có được một thỏa thuận nào.
Cho đến nay, năm vòng đàm phán Brexit đã trôi qua mà không đạt được tiến bộ nào đáng kể và nhiều bất đồng giữa Anh với EU vẫn tồn tại.
Tuy nhiên, bất chấp bế tắc hiện nay, các nhà lãnh đạo EU ngày 20-10 đã "bật đèn xanh" tiến hành công tác chuẩn bị nội bộ cho các cuộc đàm phán thương mại sau khi Anh rời EU.
Trong khi đó, cùng ngày 23-10, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hối thúc "những người bạn và đối tác" EU thúc đẩy các cuộc đàm phán Brexit tập trung vào mối quan hệ thương mại tương lai.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh, cả Anh và EU cần phải suy nghĩ sáng tạo nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề tương lai phù hợp với cả hai bên./.
Trong bức thư, đại diện năm tổ chức gồm Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI), Phòng Thương mại Anh, Viện Giám đốc (IoD), Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và Liên hiệp các nhà sản xuất (EEF) nhấn mạnh cần nhanh chóng có được một thỏa thuận về quy chế chuyển tiếp bởi các doanh nghiệp đang phải cân nhắc đưa ra những quyết định đầu tư vào đầu năm 2018, điều sẽ trực tiếp tác động lớn đến thị trường việc làm và hoạt động đầu tư tại Anh.
Cụ thể, năm tổ chức trên lưu ý thỏa thuận cần chú trọng vào mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU trong giai đoạn quá độ, theo đó mối quan hệ này phải tương đương nhất có thể so với hiện nay.
Theo giới phân tích, bức thư trên cho thấy các doanh nghiệp Anh đang ngày càng lo ngại về nguy cơ Anh có thể rời EU mà không có được một thỏa thuận nào.
Cho đến nay, năm vòng đàm phán Brexit đã trôi qua mà không đạt được tiến bộ nào đáng kể và nhiều bất đồng giữa Anh với EU vẫn tồn tại.
Tuy nhiên, bất chấp bế tắc hiện nay, các nhà lãnh đạo EU ngày 20-10 đã "bật đèn xanh" tiến hành công tác chuẩn bị nội bộ cho các cuộc đàm phán thương mại sau khi Anh rời EU.
Trong khi đó, cùng ngày 23-10, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hối thúc "những người bạn và đối tác" EU thúc đẩy các cuộc đàm phán Brexit tập trung vào mối quan hệ thương mại tương lai.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh, cả Anh và EU cần phải suy nghĩ sáng tạo nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề tương lai phù hợp với cả hai bên./.
Cử tri và nhân dân kiến nghị 6 vấn đề lớn (23/10/2017)
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương