Chính phủ đề nghị áp dụng sách giáo khoa mới từ năm học 2019 - 2020
22:22, ngày 13-10-2017
Tiếp tục Phiên họp thứ 15, sáng 13-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, theo yêu cầu của Nghị quyết 88, từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, căn cứ tình hình xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới, chuẩn bị điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc đến tháng 9-2017, nếu triển khai theo lộ trình trên thì chất lượng chương trình, sách giáo khoa mới cũng như điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật để dạy học chưa bảo đảm.
Vì vậy, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho phép bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, với phương án mới này sẽ có thêm thời gian cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học...
Bên cạnh đó, trong phương án mới, tổng thời gian hoàn thành việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới (5 năm) không thay đổi so với phương án nêu tại Nghị quyết 88 nhưng theo từng năm học, số lớp học ở một cấp học áp dụng sẽ tăng dần, đến năm thứ 5 thì tất cả các lớp học ở cả ba cấp học mới áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.
Điều này góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả xây dựng, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới một cách chắc chắn, nhất là đối với chương trình một số môn học tích hợp (ở cấp trung học cơ sở) và lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp (ở cấp trung học phổ thông).
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ rõ, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm, ban hành chương trình mới còn chậm, chưa bảo đảm theo lộ trình, tiến độ đặt ra; riêng việc ban hành chương trình tổng thể đã chậm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đặc biệt, sự chậm trễ trong việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, mặc dù các nội dung này đã được xác định rất rõ trong Nghị quyết của Quốc hội.
Về việc lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, do việc triển khai xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới và các điều kiện bảo đảm đã bị chậm nên kiến nghị về lùi thời điểm áp dụng chương trình mới là cần thiết để có đủ thời gian chuẩn bị, tạo sự đồng thuận trong xã hội khi triển khai đại trà.
Tán thành với việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Tờ trình của Chính phủ cần làm rõ lý do, sự cần thiết lùi thời điểm áp dụng, trong đó phân tích từng vấn đề: Chương trình tổng thể, chương trình môn học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý, đồng thời đánh giá tác động của việc thay đổi này như kinh phí, bộ máy biên chế… Đặc biệt, Chính phủ cần đưa ra phương án sẽ làm gì nếu Quốc hội đồng ý điều chỉnh.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá nghiêm túc những công việc đã thực hiện, xác định đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ so với kế hoạch ban đầu; tính toán kỹ lưỡng khối lượng công việc còn lại, thời gian cần thiết để thực hiện, có sự lưu tâm thỏa đáng đến khả năng đáp ứng (cả cấp Trung ương và địa phương) cũng như những khó khăn, thách thức có thể ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện. Từ đó nghiên cứu, đề xuất một số phương án lùi thời gian bắt đầu áp dụng, phương thức triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; cung cấp đầy đủ thông tin về ưu điểm, hạn chế của các phương án để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị thêm báo cáo cập nhật nội dung toàn diện, kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết 88 đồng thời cập nhật thêm nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, Chính phủ cần có tờ trình riêng về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
Tại phiên họp sáng 13-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ của Dự án hầm đường bộ Đèo Cả./.
Vì vậy, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho phép bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, với phương án mới này sẽ có thêm thời gian cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học...
Bên cạnh đó, trong phương án mới, tổng thời gian hoàn thành việc triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới (5 năm) không thay đổi so với phương án nêu tại Nghị quyết 88 nhưng theo từng năm học, số lớp học ở một cấp học áp dụng sẽ tăng dần, đến năm thứ 5 thì tất cả các lớp học ở cả ba cấp học mới áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.
Điều này góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả xây dựng, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới một cách chắc chắn, nhất là đối với chương trình một số môn học tích hợp (ở cấp trung học cơ sở) và lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp (ở cấp trung học phổ thông).
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ rõ, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm, ban hành chương trình mới còn chậm, chưa bảo đảm theo lộ trình, tiến độ đặt ra; riêng việc ban hành chương trình tổng thể đã chậm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đặc biệt, sự chậm trễ trong việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, mặc dù các nội dung này đã được xác định rất rõ trong Nghị quyết của Quốc hội.
Về việc lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, do việc triển khai xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới và các điều kiện bảo đảm đã bị chậm nên kiến nghị về lùi thời điểm áp dụng chương trình mới là cần thiết để có đủ thời gian chuẩn bị, tạo sự đồng thuận trong xã hội khi triển khai đại trà.
Tán thành với việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Tờ trình của Chính phủ cần làm rõ lý do, sự cần thiết lùi thời điểm áp dụng, trong đó phân tích từng vấn đề: Chương trình tổng thể, chương trình môn học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý, đồng thời đánh giá tác động của việc thay đổi này như kinh phí, bộ máy biên chế… Đặc biệt, Chính phủ cần đưa ra phương án sẽ làm gì nếu Quốc hội đồng ý điều chỉnh.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đánh giá nghiêm túc những công việc đã thực hiện, xác định đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ so với kế hoạch ban đầu; tính toán kỹ lưỡng khối lượng công việc còn lại, thời gian cần thiết để thực hiện, có sự lưu tâm thỏa đáng đến khả năng đáp ứng (cả cấp Trung ương và địa phương) cũng như những khó khăn, thách thức có thể ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện. Từ đó nghiên cứu, đề xuất một số phương án lùi thời gian bắt đầu áp dụng, phương thức triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; cung cấp đầy đủ thông tin về ưu điểm, hạn chế của các phương án để Quốc hội có căn cứ xem xét, quyết định.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị thêm báo cáo cập nhật nội dung toàn diện, kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết 88 đồng thời cập nhật thêm nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, Chính phủ cần có tờ trình riêng về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
Tại phiên họp sáng 13-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ của Dự án hầm đường bộ Đèo Cả./.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị thiên tai ở Hòa Bình  (13/10/2017)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai  (13/10/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh  (13/10/2017)
Việt Nam - Indonesia ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng  (13/10/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt thân mật các đại biểu nông dân xuất sắc  (13/10/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay